Danh mục

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 265.08 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết này chỉ nhằm tổng hợp các kết quả đạt được về các lĩnh vực: Hệ thống các văn bản pháp quy về giáo dục người khuyết tật và GDHN người khuyết tật của Việt Nam, quá trình phát triển và một số vấn đề cơ bản về thực hiện GDHN TKT ở Việt Nam: Hiểu và vận dụng khái niệm GDHN, các bước tiến hành GDHN TKT trong nhà trường,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt NamJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0217Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 3-10This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM Nguyễn Xuân Hải Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục hòa nhập đã được thực hiện ở nước ta hơn 20 năm với ba giai đoạn chính là thí điểm mô hình (1991-1995), mở rộng mô hình (1996-2001) và triển khai tổng thể chính thức mô hình (từ 2002). Giáo dục hòa nhập đã giúp cho ngày càng nhiều trẻ khuyết tật được đến trường, được học tập và tham gia các hoạt động tại nhà trường, đồng thời, chất lượng giáo dục hòa nhập ngày càng được nâng cao. Nội dung bài viết này chỉ nhằm tổng hợp các kết quả đạt được về các lĩnh vực: (i) Hệ thống các văn bản pháp quy về giáo dục người khuyết tật và GDHN người khuyết tật của Việt Nam; (ii) Quá trình phát triển và một số vấn đề cơ bản về thực hiện GDHN TKT ở Việt Nam: Hiểu và vận dụng khái niệm GDHN; Các bước tiến hành GDHN TKT trong nhà trường; Hệ thống hỗ trợ GDHN TKT. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị cho các bên liên quan trong việc thúc đẩy và tăng cường GDHN TKT. Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, hệ thống hỗ trợ, trung tâm hỗ trợ, phòng hỗ trợ đặc biệt, trẻ khuyết tật.1. Mở đầu Từ thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, thế giới đã có nhiều phong trào về quyền của người khuyếttật. Sang thập kỉ 80, 90 có những cam kết toàn cầu về sự bình đẳng cơ hội của người khuyết tật,...Các tuyên bố, tuyên ngôn quốc tế đã lần lượt ra đời, ghi nhận quyền của người khuyết tật về cơ hộibình đẳng giáo dục. Hiệp ước Quốc tế các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá (1966) đề cập đến nguyên tắc côngbằng, nhấn mạnh trách nhiệm của các Chính phủ trong việc đảm bảo cho mọi trẻ em được tiếp cậngiáo dục với một chất lượng có thể chấp nhận. Hiệp ước chỉ rõ, Quyền được giáo dục là điều tiênquyết để phát triển con người và cơ bản cho phẩm chất con người. Tất cả mọi người, không kể cókhả năng lĩnh hội học tập hay không đều có quyền được hưởng một nền giáo dục. Giáo dục hòa nhập (GDHN) là xu thế tất yếu của thời đại và được hầu hết các quốc gia trênthế giới thực hiện. Việt Nam là quốc gia thực hiện GDHN từ những năm đầu 1990 bằng các dự ánnghiên cứu thí điểm [2]. Bắt đầu từ năm học 2002-2003, GDHN chính thức được Bộ GD&ĐT coilà con đường chủ yếu để thực hiện quyền của người khuyết tật nói chung, trẻ khuyết tật (TKT) nóiriêng về cơ hội bình đẳng giáo dục [1]. Đến nay, nhiều kết quả nghiên cứu cả về lí luận và thực tiễnGDHN của các nhà khoa học nước ta đã được công bố. Nội dung bài viết này chỉ nhằm tổng hợpcác kết quả đạt được về các lĩnh vực như chính sách, mô hình, các bước tiến hành GDHN TKT ởViệt Nam.Ngày nhận bài: 20/7/2015. Ngày nhận đăng: 15/9/2015.Liên hệ: Nguyễn Xuân Hải, e-mail: haiblackocean@yahoo.co.uk 3 Nguyễn Xuân Hải2. Nội dung nghiên cứu2.1. Hệ thống các văn bản pháp quy về giáo dục người khuyết tật và giáo dục hòa nhập người khuyết tật của Việt Nam2.1.1. Những cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế Năm 1990, Hội nghị Giáo dục Thế giới được tổ chức ở Jomtien (Thái Lan) có đại biểu của155 quốc gia tham dự, trong đó có Việt Nam đã ra Tuyên bố chung về Giáo dục cho mọi người(GDCMN): Mọi người, trẻ em, thanh niên và người lớn đều phải được hưởng các cơ hội giáo dụcđể đáp ứng các nhu cầu học tập cơ bản của họ. Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (1990) mà Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và lànước đầu tiên của châu Á kí cam kết. Các Điều 18, 23 và 28 của Công ước đã nêu rõ quyền đượchọc tập và hòa nhập xã hội của TKT. Công ước cũng chỉ rõ rằng, giáo dục phải tạo điều kiện chotất cả mọi trẻ em, kể cả TKT được phát triển hết mọi tiềm năng của chúng xét về các phương diệnnhận thức, cảm xúc và tính sáng tạo. Cương lĩnh hành động về nhu cầu giáo dục đặc biệt được phê chuẩn tại Hội nghị Thế giớivề Giáo dục cho mọi tại Salamanca từ 7-10/6/1994 mà Việt Nam là thành viên, đã xác định: Giáodục cho trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt nên được cung cấp trong hệ thống giáo dục chung cótiềm năng tốt nhất để xoá bỏ những thái độ phân biệt đối xử, tạo ra những cộng đồng thân ái vàxây dựng một xã hội hoà nhập. Diễn đàn Giáo dục thế giới, Dakar (Senegal) vào tháng 4/2000 (trong đó có Việt Nam) đãcụ thể hoá Tuyên bố về giáo dục cho mọi người bằng cách thông qua Khuôn khổ hành động Dakarvới 6 mục tiêu, Mục tiêu 2: Đảm bảo đến năm 2015 tất cả trẻ em, nhất là trẻ em gái, trẻ em có hoàncảnh khó khăn và con em dân tộc thiểu số được tiếp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: