Danh mục

Giao tiếp của người điều dưỡng với người bệnh, người nhà bệnh nhân, cộng đồng và đồng nghiệp

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.38 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài học này tập trung vào vai trò quan trọng của giao tiếp trong công việc điều dưỡng, từ khái niệm cơ bản đến ứng dụng thực tiễn. Học viên sẽ tìm hiểu về tâm lý của người bệnh khi đến khám, vai trò của phòng khám đa khoa, và tầm quan trọng của công tác chữa bệnh tập thể. Ngoài ra, bài học còn hướng dẫn cách tiếp xúc giữa điều dưỡng với người bệnh, người nhà bệnh nhân và cộng đồng. Qua đó, học viên sẽ vận dụng các kiến thức đã học để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe và xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp trong môi trường y tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giao tiếp của người điều dưỡng với người bệnh, người nhà bệnh nhân, cộng đồng và đồng nghiệp GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG VỚI NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN, CỘNG ĐỒNG VÀ ĐỒNG NGHIỆPMỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm về giao tiếp và giao tiếp là cơ sở xã hội của tâm lý. 2. Trình bày được những diễn biến tâm lý của người bệnh khi đến khám bệnh,phòng khám đa khoa là bộ mặt của bệnh viện. 3. Trình bày được công tác chữa bệnh là một công trình tập thể và vấn đề chẩnđoán bệnh, vấn đề tiên lượng bệnh. 4. Trình bày được quá trình tiếp xúc giữa điều dưỡng đến người bệnh và sự tiếpxúc với người nhà người bệnh. 5. Vận dụng những kiến thức đã học về giao tiếp, từ đó áp dụng vào công tác chăm sócsức khỏe người bệnh.NỘI DUNG1. Khái niệm về giao tiếp: Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân với nhau xuấtphát từ nhu cầu phối hợp hành động và hoạt động. - Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiếnlược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác. - Một khía cạnh quan trọng khác của quá trình giao tiếp là sự ảnh hưởng, tác độnglẫn nhau giữa các thành viên, xây dựng hình ảnh tinh thần của mỗi người trong quanniệm của những người khác (nhân cách hóa). Trong trường hợp này ngôn ngữ thốngnhất và sự hiểu biết về hoàn cảnh xảy ra là điều kiện cần thiết đảm bảo hiệu quả tác độnglẫn nhau. - Hai xu hướng giao tiếp thường thấy nhất là sự hợp tác và cạnh tranh, tương ứngvới chúng ta là các hiện tượng quen thuộc như đồng tình hay xung đột. - Khía cạnh của tri giác của giao tiếp bao hàm quá trình hình thành hình ảnh vềngười khác, xác định các thuộc tính tâm lý và đặc điểm hành vi của đối tượng thông quacác biểu hiện bên ngoài.2. Giao tiếp là cơ sở xã hội của tâm lý. Hoạt động tâm lý của con người chịu sự tác động của các quy luật xã hội trongđó giáo dục giữ vai trò quan trọng và chủ đạo. Chỉ có sống và hoạt động trong xã hộicon người mới thực hiện được chức năng phản ảnh tâm lý. Cơ chế chủ yếu của sự pháttriển tâm lý con người là cơ chế lĩnh hội nền văn hóa xã hội. - Đặc điểm cơ bản của quá trình lĩnh hội là tạo ra ở con người những chức năngtâm lý mới, những năng lực mới. Là quá trình tái tạo những thuộc tính những năng lực 88của cá thể hay nói một cách khác thông qua cơ chế lĩnh hội mà con người tổng hòa cácmối quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội thành bản chất người, tâm lý con người. Hiệu lực của công tác chữa bệnh tùy thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp xúc vớingười bệnh của thầy thuốc, điều dưỡng viên và nhân viên y tế khác. Tiếp xúc với ngườibệnh là cả một nghệ thuật. Khi tiếp xúc với người bệnh, người thầy thuốc, cán bộ điều dưỡng hiểu thấu đượcnhững nhận cảm phức tạp của người bệnh, biết gây cảm tình, gây được lòng tin vớingười bệnh, đồng thời biết đưa ra các lời khuyên hợp lý, khoa học trong từng hoàn cảnh.Muốn vậy trước hết phải hiểu được những diễn biến tâm lý của người bệnh khi đếnkhám bệnh.3. Những diễn biến tâm lý của người bệnh khi đến khám bệnh Khi đến khám bệnh diễn biến tâm lý của người bệnh khá phức tạp. - Người bệnh lo lắng về bệnh tật của mình, nghĩ nhiều tới gia đình, tương lai,tiền đồ. Không khí lo lắng buồn phiền này bao trùm lên tất cả những người thân tronggia đình. - Nhiều người bệnh buồn nản, bi quan, thậm chí có trường hợp tự tử do buồnthảm, chán trường gây ra. - Hy vọng cuối cùng của người bệnh đều gửi gắm với người thầy thuốc sẽ khámbệnh, người cán bộ điều dưỡng sẽ chăm sóc cho mình, vì vậy người bệnh hồi hộp chờcuộc tiếp xúc với người thầy thuốc, cán bộ điều dưỡng. - Trước khi đi khám bệnh, người bệnh đã tìm hiểu, thăm dò dư luận về các bệnhviện, các phòng khám, các nhân viên y tế cả dư luận tốt dẫn dư luận xấu.4. Phòng khám đa khoa là bộ mặt của bệnh viện Phòng khám đa khoa là nơi đầu tiên người bệnh tiếp xúc với bệnh viện. Thực tếcó nhiều người bệnh chỉ tiếp xúc với bác sĩ, điều dưỡng viên ở phòng khám bệnh, chứkhông trực tiếp vào bệnh viện, vì vậy có thể nói phòng khám đa khoa chính là bộ mặtcủa bệnh viện. Chính vì lý do ấy, phòng khám có một tác động mạnh mẽ tới tâm lýngười bệnh. Muốn làm được điều đó phòng khám đa khoa cần: - Phòng khám bệnh phải được xây dựng đẹp, hài hoà, thoáng mát. - Có phòng chờ đợi, có đủ ghế đề người bệnh ngồi, tránh tình trạng người bệnhphải đứng đợi hoặc nằm chờ khám bệnh ngoài hàng lang. - Phòng khám bệnh cũng như hành lang phải đảm bảo tuyệt đối yên tĩnh. - Cách trang trí cần hài hoà, các bức tranh cần được chọn mầu và nội dung thậtmát mẻ, gây cảm giác thoải mái dễ chịu cho người bệnh, ngoài ra còn có tác dụng tuyêntruyền giáo dục sức khoẻ cho mọi người. - Không khí thiện cảm, trong sạch và thân mật trong phòng làm dịu đi rất nhiều cảmgiác lúng túng, rụt rè có thể có trong cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa thầy thuốc, điều dưỡng viênvới người bệnh, khiến người bệnh cảm thấy dễ gần, tin tưởng và tạo bầu không khí ấm cúng,cởi mở. - Thầy thuốc, điều dưỡng viên ở đây thái độ phải ân cần, niềm nở, chân thành vìchính điều này làm cho bệnh viện có uy tín. 89 - Với những đòi hỏi khắt khe ấy và vì sự tiếp xúc tâm lý với người bệnh màchúng ta cần chọn những cán bộ y tế, bác sĩ, điều dưỡng viên có chất lượng tốt nhấtcông tác ở phòng khám đa khoa. Đó phải là những cán bộ giỏi chuyên môn, phẩm chấtđạo đức tốt, nhân cách hấp dẫn, duyên dáng, dịu dàng, tính tình tác phong mềm mại,nhã nhẹn dễ gần. Đặc biệt không nên để những người có tính tình nóng nảy, hay cáu gắt,bẳn tính, ngang bướng, thiếu kiềm chế ở vị trí quan trọng này để khỏi làm tổn thươngnhững thiện cảm nảy sinh trong buổi đầu gặp mặt với người bệnh.5. ...

Tài liệu được xem nhiều: