Danh mục

GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 1

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 334.72 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

LỜI NÓI ĐẦUNgành đào tạo thú y trong những năm vừa qua đã có những nỗ lực trong việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, đổi mới và cập nhật kiến thức của nhiều giáo trình đại học trong lĩnh vực này còn chậm. Trong số giáo trình cần biên soạn mới đó có "Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 1 TS. PHẠM HỒNG SƠN (chủ biên) GIÁO TRÌNHBỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ NĂM 200....... TS. PHẠM HỒNG SƠN (chủ biên) GIÁO TRÌNHBỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ HUẾ - 2005 ĐẠI HỌC HUẾTS. PHẠM HỒNG SƠN (chủ biên) Tham gia biên soạn: TS. BÙI QUANG ANH Hiệu đính: GS. ĐÀO TRỌNG ĐẠT 1 LỜI NÓI ĐẦU Ngành đào tạo thú y trong những năm vừa qua đã có những nỗ lựctrong việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, đổimới và cập nhật kiến thức của nhiều giáo trình đại học trong lĩnh vực nàycòn chậm. Trong số giáo trình cần biên soạn mới đó có Giáo trình Bệnhtruyền nhiễm thú y. Giáo trình môn học này hiện đang được sử dụngtrong các khoa (bộ môn) đại học thú y và chăn nuôi - thú y đã được biênsoạn trước đây gần 30 năm. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triểnnhanh chóng hiện nay, đồng thời các thuật ngữ khoa học cũng trên đà đókhông tránh khỏi biến đổi theo quá trình vận động khách quan của xã hội,nhiều kiến thức trong tài liệu cũ đó đã trở nên bất cập. Giáo trình này đượcchấp nhận biên soạn cùng với gần 40 giáo trình khác trong khuôn khổchương trình của Dự án mức B Nâng cao năng lực đào tạo các môn liênquan sinh học của Đại học Huế. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về thờigian, nội dung giáo trình này chỉ giới hạn trong phần truyền nhiễm học đạicương còn được hiểu là Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm thú y. Đây làphần đầu trong chương trình dài gồm 11 đơn vị học trình của môn Bệnhtruyền nhiễm thú y, áp dụng cho sinh viên năm giáp cuối và năm cuối củangành học Thú y. Những quy tắc viết thuật ngữ có nguồn gốc nước ngoài không phảichữ Hán là vấn đề lớn, phức tạp và chưa được thống nhất trong các vănbản, trên thực tế nhiều quy tắc khác nhau đồng thời được sử dụng. Theochúng tôi, những nguyên tắc Việt hóa, không du nhập từ nước ngoài mộtcách khiên cưỡng, và nguyên tắc bảo đảm tính nhất quán của thuật ngữ cầnđược tuân thủ. Giáo trình này áp dụng quy tắc ghi âm thuật ngữ có nguồngốc tiếng nước ngoài đã được áp dụng trong Giáo trình vi sinh vật học thúy do Nhà xuất bản Nông Nghiệp ấn hành năm 2002 và là giáo trình mangnội dung tiền đề cho môn học này. Đồng thời, để tránh sự hiểu lầm xuấtphát từ vốn từ vựng có sự khác biệt giữa các khu vực chúng tôi sử dụng từbệnh thay cho từ ốm tuy từ sau đã khá phổ biến trong các tài liệu phổthông, trừ những trường hợp sao chép lại từ văn bản khác. Tham gia biên soạn giáo trình này gồm: 2 -TS Phạm Hồng Sơn, chủ biên, biên soạn phần Mở đầu, cácchương 1, 2, 3, 4 và 5, trừ mục Luật pháp liên quan thú y thuộc chương4, và -TS Bùi Quang Anh biên soạn mục Phân tích dịch tễ học thuộcchương 3 và mục Luật pháp liên quan thú y thuộc chương 4. Chúng tôi trân trọng cám ơn sự tham gia ý kiến xây dựng của ThSNguyễn Thị Thanh, BS Phan Văn Chinh (trường Đại học Nông Lâm, Đạihọc Huế) và TS Lê Lập (Phân Viện Thú y miền Trung, Nha Trang), PGSĐỗ Ngọc Liên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng như sự động viên, khích lệcủa nhiều đồng nghiệp khác trong và ngoài khoa Chăn nuôi - Thú y, và đặcbiệt cám ơn GS Đào Trọng Đạt là người đã tận tình trong việc hiệu đínhbản thảo. Chúng tôi đánh giá cao sự ủng hộ và tạo điều kiện biên soạn củacác thành viên trong gia đình chúng tôi. Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng từ cácthầy giáo, cô giáo, các em sinh viên và các đồng nghiệp để giáo trình nàyđược hoàn thiện hơn trong lần tái bản. TÁC GIẢ 3 MỞ ĐẦU Truyền nhiễm học thú y là môn học nghiên cứu các quy luật hìnhthành, tiến triển và ngừng tắt của các bệnh truyền nhiễm ở động vật ở cấpđộ cá thể (bệnh cảm nhiễm) cũng như cấp độ đàn hay tập đoàn (dịch).Những quy luật của bệnh cụ thể được nghiên cứu trong học phần Bệnhtruyền nhiễm thú y chuyên khoa, là phần tiếp tục của học phần này. Họcphần Bệnh truyền nhiễm thú y đại cương này nghiên cứu 1) những thuộctính chung nhất của các yếu tố hình thành bệnh cảm nhiễm ở động vật,diễn biến, hình thức và hệ quả của bệnh cảm nhiễm cũng như nghiên cứusự phổ biến của bệnh trong tập đoàn (thường gọi là dịch tễ học bệnh truyềnnhiễm, hay dịch học bệnh truyền nhiễm) và 2) những nguyên tắc và kỹthuật phổ quát áp dụng chẩn đoán và phòng chống bệnh truyền nhiễm.Những nhiệm vụ của môn học bệnh truyền nhiễm là nghiên cứu những quyluật thuộc về đặc tính bệnh, đặc tính mầm bệnh, quan hệ giữa mầm bệnhvà cơ thể động vật trong điều kiện thống nhất với ngoại cảnh, các hiệntượng bệnh lý, điều kiện phát sinh và lây lan bệnh, sự phát sinh, tiến triểnvà ngừng tắt của dịch khi không có và có sự can thiệp của con người,... vàtừ nhận thức về những quy luật đó, đề ra các biện pháp cụ thể, có cơ sởkhoa học chắc chắn, nhằm mục đích cuối cùng là phòng và chống, tiến tớithanh toán các bệnh truyền nhiễm, góp phần tích cực bảo vệ sức khỏe đàngia súc, gia cầm và động vật khác, thông qua đó gián tiếp hoặc trực tiếpbảo vệ sức khỏe của con người.I. Sơ lược lịch sử phát triển các học thuyết về bệnh truyền nhiễm Từ thời thượng cổ, con người đã đặc biệt chú ý đến nhiều bệnhtruyền nhiễm giết hại hàng loạt gia súc và người. Người ta cho rằngnguyên nhân của bệnh dịch là sự trừng phạt của thần linh, nhưng thần yHyppocrat (Hyppocrates, 459 - 377 tr. CN) đã tỏ ra nghi ngờ khi thấy rằngbệnh dịch lan tràn nhiều quốc gia và tấn công con người không phân biệtgiai cấp và đã đề ra thuyết khí độc (miasma) để giải thích nguyên nhân củabệnh. Ông giải thích dịch bệnh phát sinh nhiều sau các ...

Tài liệu được xem nhiều: