Danh mục

GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 6

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.79 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngưng kết thấy rõ ở những ống nghiệm có nồng độ kháng nguyên và kháng thể gần bằng nhau, vì vậy ở những ống có nồng độ kháng thể cao (đầu dãy) có thể không thấy ngưng kết. Nhờ phản ứng này ta có thể xác định được hiệu giá kháng thể trong huyết thanh bị kiểm. Hiệu giá kháng thể là độ pha loãng lớn nhất của huyết thanh (hoặc nhũ thanh,...) còn cho phản ứng dương tính. Phản ứng ngưng kết có thể thực hiện theo chiều khác để phát hiện kháng nguyên đặc hiệu tức là xác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 6 108dương tính thể hiện ở dạng các tế bào vi khuẩn ở ống tương ứng ngưng tụlại làm đục cả ống nghiệm, trong khi ở các ống âm tính vi khuẩn (khángnguyên) chìm xuống đáy ống làm dịch trở nên trong. Ngưng kết thấy rõ ởnhững ống nghiệm có nồng độ kháng nguyên và kháng thể gần bằng nhau,vì vậy ở những ống có nồng độ kháng thể cao (đầu dãy) có thể không thấyngưng kết. Nhờ phản ứng này ta có thể xác định được hiệu giá kháng thểtrong huyết thanh bị kiểm. Hiệu giá kháng thể là độ pha loãng lớn nhất củahuyết thanh (hoặc nhũ thanh,...) còn cho phản ứng dương tính. Phản ứng ngưng kết có thể thực hiện theo chiều khác để phát hiệnkháng nguyên đặc hiệu tức là xác định typ/dạng huyết thanh học của vikhuẩn hoặc vi sinh vật khác. Khi đó thường phải có bộ kháng huyết thanhđa giá (xác định nhóm) và đơn giá (xác định typ). Trong thực tế các virut được coi là kháng nguyên hòa tan và khôngthể thực hiện phản ứng ngưng kết. Tuy vậy, bằng cách gắn kết virut lênhồng cầu người ta có thể tạo được kháng nguyên hữu hình đặc hiệu virutcó tính ngưng kết hoàn hảo với kháng thể và được áp dụng trong một biếnthể của phản ứng huyết thanh học, phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếpphát hiện và bán định lượng kháng thể. Đồng thời, kháng nguyên này cũngcòn được sử dụng trong phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gián tiếpphát hiện kháng nguyên bằng cách lấy kháng huyết thanh chuẩn cho t iếpxúc trước với bệnh phẩm chứa kháng nguyên nghi rồi đo lại hàm lượng(hiệu giá) kháng thể bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp. Sự sụtgiảm hiệu giá kháng thể trong kháng huyết thanh chuẩn chứng tỏ có khángnguyên đặc hiệu trung hòa kháng thể đó.1.3. Phản ứng cố định bổ thể Phản ứng cố định bổ thể (CFR) hay còn gọi là phản ứng kết hợp bổthể là phản ứng huyết thanh học phát hiện tổ hợp kháng nguyên - khángthể thông qua vận dụng thuộc tính gây dung giải tế bào, kể cả tế bào hồngcầu, của hệ thống bổ thể (các enzym trong huyết tương động vật có vai tròtrong miễn dịch không đặc hiệu) một khi hệ thống này được hoạt hóa nhờkháng thể khi kháng thể hình thành tổ hợp kháng nguyên - kháng thể. Phảnứng này gồm hai hệ thống: 1) hệ thống phản ứng chính và 2) hệ thốngphản ứng hiển thị (hệ thống phụ, hay hệ thống dung huyết). Bổ thể là một hệ thống gồm 9 protein (C1 đến C9) hòa tan tronghuyết tương ở trạng thái vô hoạt và có thể được hoạt hóa theo phản ứngdây chuyền từ C1 đến C9 một khi C1 được hoạt hóa (con đường cổ điển) 109hoặc C3 được hoạt hóa (con đường nhánh). Yếu tố C1 được hoạt hóa nhờphần Fc của kháng thể khi kháng thể kết hợp với kháng nguyên (Fc từtrạng thái vô hoạt sang trạng thái hoạt động của một enzym). Khi tổ hợp bổthể được hoạt hóa một số yếu tố sản phẩm của bổ thể được hình thành vàgắn kết lên cấu trúc màng tế bào chất làm hình thành tổ hợp tấn công màng(MAC - membrane attacking complex) là những lỗ khổng bất thường trênmàng tế bào chất qua đó tế bào chất bị thoát ra ngoài (dung bào) (bên cạnhcác phản ứng quá mẫn, viêm và hoạt hóa thực bào,...). Tuy nhiên, các bổthể là những protein mẫn cảm với nhiệt. Đun ở 56 - 58 °C nhanh chónglàm biến tính bổ thể, trong khi nếu đun ở nhiệt độ này sau 30 phút khángthể vẫn giữ nguyên hoạt tính. Ở hệ thống phản ứng chính người ta trộn kháng nguyên chuẩn (1ml) với huyết thanh (1 ml) cần kiểm đã được đun nóng vô hoạt bổ thể rồithêm vào đó một lượng ở nồng độ làm việc của bổ thể là huyết thanh chuộtlang tươi mới. Sau khi ủ 15 phút ở 37 °C thì cho thêm vào đó một lượngnhất định (1 ml) hỗn hợp hệ thống phụ pha sẵn. Lại ủ như trên, sau 15 phútkiểm tra kết quả. Phản ứng chính dương tính thể hiện dưới dạng hồng cầuchìm xuống đáy ống nghiệm (phản ứng phụ âm tính). Ngược lại, phản ứngchính âm tính thể hiện dưới dạng dịch trong ống nghiệm có màu đỏ củahemoglobin (phản ứng phụ dương tính). Nồng độ làm việc của bổ thể được xác định trước (vào đầu ngàylàm việc) nhờ dãy ống pha loãng dần huyết thanh chuột lang trong nướcsinh lý (1 ml mỗi ống) rồi cho vào tất cả các ống trong dãy một lượng (1ml) hỗn hợp hệ thống phụ pha sẵn. Trong hệ thống phụ này có khángnguyên là huyền dịch 6% tế bào hồng cầu cừu trộn đều với kháng thể làkháng huyết thanh thỏ tối miễn dịch (mẫn hóa) với hồng cầu cừu gọi làhemolysin. Sau khi ủ 15 phút ở 37 °C, trong ống nghiệm có đủ bổ thể sẽthấy dung huyết (dịch đỏ đều) còn các ống có nồng độ bổ thể quá thấp sẽkhông xuất hiện dung huyết (hồng cầu chìm xuống đáy ống, dịch trêntrong). Nồng độ làm việc của bổ thể là ở ống có độ pha loãng lớn nhất còncho phản ứng dung huyết. Pha huyết thanh chuột lang tươi mới ở nồng độnày ta sẽ có dung dịch bổ thể ở nồng độ làm việc. Lượng làm việc của bổthể được giữ ổn định (1 ml) trong quá trình thực hiện phản ứng.1.4. Phản ứng HI (ngăn trở ngư ...

Tài liệu được xem nhiều: