Danh mục

GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 5

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 309.23 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hình thức và biến động của phát sinh và lưu hành dịch 1. Hình thức phát sinh dịch Các yếu tố thiên nhiên và xã hội kết hợp với đặc tính của mầm bệnh chi phối quá trình phát sinh dịch, làm dịch có thể biểu hiện dƣới những hình thức khác nhau, nhƣ sau: 1.1. Dịch tán phát (dịch lẻ tẻ) Số con phát bệnh lẻ tẻ trong một thời gian dài, một vài con mắc bệnh ở chuồng này rồi lan sang một vài con ở chuồng khác, ví dụ bệnh tụ huyết trùng, uốn ván,......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 5 86 còn yếu kém và quan niệm về bệnh dịch còn lệch lạc thì chừng đó dịch bệnh của gia súc cũng nhƣ của ngƣời vẫn còn tồn tại. VIII. Hình thức và biến động của phát sinh và lưu hành dịch 1. Hình thức phát sinh dịch Các yếu tố thiên nhiên và xã hội kết hợp với đặc tính của mầm bệnh chi phối quá trình phát sinh dịch, làm dịch có thể biểu hiện dƣới những hình thức khác nhau, nhƣ sau: 1.1. Dịch tán phát (dịch lẻ tẻ) Số con phát bệnh lẻ tẻ trong một thời gian dài, một vài con mắc bệnh ở chuồng này rồi lan sang một vài con ở chuồng khác, ví dụ bệnh tụ huyết trùng, uốn ván,... 1.2. Dịch địa phƣơng Dịch địa phƣơng phát ra giới hạn trong một địa phƣơng, một vùng, không lan rộng, ví dụ bệnh nhiệt thán. 1.3. Dịch lƣu hành và dịch đại lƣu hành Trong dịch lƣu hành bệnh phát ra và lan rộng ở một số nơi trong một thời gian ngắn. Phạm vi dịch có thể là một huyện, có khi là một tỉnh (ví dụ, bệnh dịch tả lợn). Trong dịch lớn (đại dịch hay dịch đại lƣu hành) bệnh phát ra ồ ạt, lan tràn rất nhanh, rất rộng, trong thời gian ngắn lan hàng mấy tỉnh, có khi cả nƣớc hoặc nhiều nƣớc (cúm, dịch tả trâu bò, lở mồm long móng,...). Cách phân ra các loại dịch trên chỉ là tƣơng đối nhƣng có ý nghĩa nhất định đối với việc chẩn đoán bệnh và phòng chống dịch bệnh cảm nhiễm. 2. Sự biến động tần suất phát sinh dịch 2.1. Tính chất mùa Mùa trong năm với những đặc điểm riêng về cƣờng độ bức xạ, nhiệt độ, thời gian chiếu sáng trong ngày, lƣợng mƣa,... ảnh hƣởng tới sự phát triển của cây cỏ, ảnh hƣởng đến số lƣợng và chất lƣợng thức ăn gia súc. Cũng nhƣ vậy, các yếu tố trung gian truyền bệnh là sinh vật tùy theo mùa mà thay đổi về loài, về số lƣợng và cƣờng độ hoạt động. Mùa ảnh hƣởng đến cơ năng sinh lý và sức đề kháng của cơ thể gia súc, ảnh hƣởng 87 đến sự tồn tại của mầm bệnh trong cơ thể gia súc và ngoại cảnh. Hoạt động xã hội, lễ tết có tính chất mùa kết hợp với các yếu tố thiên nhiên cũng làm cho dịch có tính chất mùa. Ở phía bắc nƣớc ta, ngƣời ta cũng nhận thấy một số đặc điểm phát sinh theo mùa. Do chế độ gió mùa, phía bắc nƣớc ta có hai mùa rõ rệt. Ở miền Nam, vùng châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hƣởng của mùa nƣớc lũ, dịch bệnh ở gia súc cũng thể hiện tính chất mùa rõ rệt. Mùa mƣa ở Nam Bộ và Bắc Bộ trùng mùa hè trong lịch năm, có thời tiết ấm áp, mƣa nhiều, rất thuận lợi cho cây trồng và các loại rau cỏ phát triển, do đó gia súc đƣợc ăn no đủ. Nhƣng mùa mƣa cũng là mùa thuận lợi cho một số mầm bệnh phát triển (vi khuẩn tụ huyết trùng phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ƣớt, nha bào nhiệt thán do mƣa và nƣớc ngập đƣa từ lòng đất lên mặt đất), các loại côn trùng và ve bét sinh sản nhanh và phát dục ngắn ngày (ruồi chỉ sinh nở vào mùa hè có độ nhiệt thích hợp với chúng), do đó vào mùa này thƣờng gặp các bệnh tụ huyết trùng trâu bò, bệnh nhiệt thán (vùng đồng bằng), bệnh tiên mao trùng và nhiều bệnh không truyền nhiễm khác nhƣ bệnh lợn con tiêu chảy cứt trắng, bệnh chƣớng hơi dạ cỏ, nghẽn lá sách, say nắng, cảm nóng,... Mùa hanh khô ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng mùa đông trong lịch năm, cây cỏ cằn cỗi, gia súc thiếu thức ăn, mầm bệnh giữ đƣợc độc lực ngoài thiên nhiên, lại là mùa gia súc cày kéo phải làm việc nhiều trong điều kiện mƣa phùn gió bấc (ở miền Bắc), nên đó là mùa có nhiều bệnh do virut phát triển nhƣ bệnh dịch tả trâu bò, bệnh dịch tả lợn, bệnh Newcastle (Niucatxơn),... Mùa hanh khô cũng là mùa của các bệnh giun sán, bệnh lê dạng trùng,... cũng là mùa của những bệnh do dinh dƣỡng kém (bệnh cầu trùng gà,...) dễ phát sinh khi cơ thể thiếu vitamin. Vào mùa này do gia súc nhai lại thiếu cỏ nên phải gặm cỏ khô cứng sát đất nên dễ nhiễm nha bào nhiệt thán (ở miền núi) và do có những tháng mùa mƣa phùn ẩm ƣớt, độ ẩm không khí cao trong khi nhiệt độ hạ thấp (ở miền Bắc) làm giảm sức đề kháng của cơ thể và làm vi khuẩn tăng độc lực và sinh sản, dẫn đến bệnh đóng dấu lợn. 2.2. Tính chất chu kỳ Bệnh dịch động vật xuất hiện về cơ bản theo chu kỳ nhất định khi con ngƣời chƣa tác động đến. Theo tài liệu nƣớc ngoài, bệnh dịch tả trâu 88 bò có chu kỳ 3 - 5 năm (Ấn Độ), bệnh lở mồm long móng có chu kỳ 5 năm (Đức). Ở nƣớc ta, tính chất chu kỳ của bệnh chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Cho đến nay, việc giải thích tính chất chu kỳ của dịch vẫn chƣa đƣợc đầy đủ. Ngƣời ta cho rằng, sở dĩ dịch có tính chất chu kỳ là do sự biến đổi tính cảm thụ bệnh của động vật có tính chất chu kỳ. Sau một trận dịch, số động vật còn lại đƣợc miễn dịch, tính cảm thụ của cả đàn đối với bệnh giảm đến mức thấp nhất. Sau đó một thời gian, đàn động vật có mật độ cao dần do sinh đẻ thêm, nhập thêm động vật chƣa đƣợc miễn dịch, do động vật lành bệnh trƣớc kia đã hết miễn dị ...

Tài liệu được xem nhiều: