Danh mục

GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 10

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.83 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những chủng nhƣ vậy gọi là vi khuẩn kháng thuốc (drug resistant bacteria). Các loại vi khuẩn kháng thuốc nhóm penicillin, nhóm tetracyclin, nhóm aminoglycosid và nhóm sulfamid phân lập đƣợc từ gia súc, gia cầm ngày càng có xu hƣớng gia tăng. Tuy nhiên, cho đến nay thế giới chƣa nhận thấy chủng vi khuẩn đề kháng colistin. Cơ chế của quá trình kháng thuốc ở vi khuẩn trƣớc hết là do cơ chế di truyền, sự vận chuyển gen kháng thuốc sau đó trên cơ sở sự điều khiển của gen đƣợc phát huy cơ cấu sinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 10 196 Những chủng nhƣ vậy gọi là vi khuẩn kháng thuốc (drug resistant bacteria). Các loại vi khuẩn kháng thuốc nhóm penicillin, nhóm tetracyclin, nhóm aminoglycosid và nhóm sulfamid phân lập đƣợc từ gia súc, gia cầm ngày càng có xu hƣớng gia tăng. Tuy nhiên, cho đến nay thế giới chƣa nhận thấy chủng vi khuẩn đề kháng colistin. Cơ chế của quá trình kháng thuốc ở vi khuẩn trƣớc hết là do cơ chế di truyền, sự vận chuyển gen kháng thuốc sau đó trên cơ sở sự điều khiển của gen đƣợc phát huy cơ cấu sinh hóa học đƣợc phát động. 7.1. Cơ chế sinh hóa học Cơ chế sinh hóa học quá trình kháng thuốc ở vi khuẩn có những thể thức đa dạng và rất phức tạp phụ thuộc vào loại vi khuẩn cũng nhƣ chủng loại chất kháng sinh mà chúng đề kháng. Những cơ cấu sinh hóa học phức tạp đó có thể phân chia thành hai nhóm lớn: 1) vi khuẩn sản sinh các enzym vô hoạt các chất kháng sinh làm thuốc mất tác dụng đối với vi khuẩn và 2) vi khuẩn biến đổi cơ cấu chuyển hóa thiết yếu của mình làm cho chất kháng sinh mất tác dụng. Cơ chế thứ nhất (vô hoạt kháng sinh) có thể chia thành hai nhóm là vi khuẩn sản sinh enzym phân giải chất kháng sinh làm thuốc mất hiệu lực (đại bộ phận đề kháng với nhóm penicillin và nhóm cephalosporin) và thứ hai là vi khuẩn sản sinh enzym thay đổi cấu trúc chất kháng sinh làm vi khuẩn chịu đựng đƣợc sự có mặt của thuốc hay thuốc mất tác dụng (đa số trƣờng hợp đề kháng aminoglycosid và chloramphenicol). Trong cơ chế thứ hai (cải biến kháng sinh) cũng có hai nhóm khác nhau. Thứ nhất là cơ chế làm giảm tính thẩm thấu của màng tế bào chất đối với chất kháng sinh làm cho thuốc không xâm nhập đƣợc vào bên trong tế bào vi khuẩn (một bộ phận vi khuẩn đề kháng các thuốc nhóm macrolid và một bộ phận đề kháng sulfamid) hoặc cơ chế bắt giữ và bài xuất chất kháng sinh đã xâm nhập vào tế bào (đa số trƣờng hợp đề kháng với thuốc nhóm tetracyclin). Thứ hai là biến đổi vị trí kết hợp nguyên phát của chất kháng sinh nhƣ thay đổi ARN ribosom (đại bộ phận đề kháng nhóm macrolid và một bộ phận đề kháng nhóm aminoglycosid), hoặc thay đổi enzym liên quan sự tổng hợp ADN (DNase) (đại bộ phận đề kháng nhóm neoquinolon) hoặc liên quan tổng hợp PBP (penicillin-binding protein: các enzym liên quan sự tổng hợp vách tế bào; trong trƣờng hợp đề kháng nhóm penicillin), đều có điểm chung là làm giảm năng lực kết hợp điểm tác động của chất kháng sinh với chất kháng sinh đó. 197 Chính vì những cơ chế phức tạp nêu trên thƣờng thấy hiện tƣợng đề kháng chéo (cross resistance). Hiện tƣợng này thƣờng thấy với sự đề kháng các thuốc nhóm penicillin, nhóm macrolid, nhóm neoquinolon và các sulfamid, đó là hiện tƣợng vi khuẩn phát sinh đề kháng với một thuốc kháng sinh thƣờng đề kháng với cả các thuốc cùng nhóm). Tuy nhiên, cũng có cơ cấu cảm ứng dẫn đến hiện tƣợng không tiếp thụ tác dụng của enzym vô hoạt thuốc của vi khuẩn kháng thuốc, nhƣ amicasin là chất cảm ứng của kanamycin đƣợc khai phát và sử dụng trong y dƣợc. Với những cơ chế đề kháng nêu trên, trong sử dụng lâm sàng cần lƣu ý lựa chọn những chất kháng sinh thích hợp. 7.2. Cơ chế di truyền Có thể chia các cơ chế di truyền chi phối tính đề kháng thuốc kháng sinh thành hai nhóm: gen nhiễm sắc thể bị biến đổi và sự vận chuyển plasmid kháng thuốc (plasmid R, resistance factor). Trong hai cơ chế trên, đối với nhiễm sắc thể gen nhiễm sắc thể có thể bị đột biến (đề kháng nhóm neoquinolon, axit nalidixic,...) hoặc bình thƣờng ở trạng thái lặn nhƣng do cảm ứng của liều nhỏ chất kháng sinh mà trở nên hoạt động (đề kháng nhóm macrolid). Trong số các chủng vi khuẩn phân lập từ các trƣờng hợp lâm sàng có thể gặp nhiều chủng đề kháng thuộc cơ chế thứ nhất (biến dị gen nhiễm sắc thể) nhƣng thông thƣờng sự phổ biến của các chủng kháng thuốc thuộc cơ chế thứ hai (truyền plasmid) có tần suất cao hơn nhiều. Tuy nhiên, dù cơ chế thế nào đi nữa thì việc sử dụng rộng rãi của các chất kháng sinh với vai trò của yếu tố chọn lọc làm tăng nhanh sự phổ biến của các chủng kháng thuốc, đặc biệt là các chủng kháng thuốc do plasmid. Vì vậy, không đƣợc lạm dụng thuốc kháng sinh, dùng thuốc phải thận trọng, cần vận dụng liều cao ngay từ đầu và duy trì liều hữu hiệu trong suốt liệu trình điều trị, tránh dùng liều thấp không làm chết vi khuẩn mà ngƣợc lại có tác dụng nhƣ yếu tố tuyển lựa và yếu tố cảm ứng kháng thuốc. Plasmid là yếu tố di truyền cấu tạo từ một ADN hai sợi mạch vòng nằm ngoài nhiễm sắc thể ở vi khuẩn, thƣờng tồn tại và sao chép độc lập với nhiễm sắc thể. Trong số các plasmid có plasmid R, plasmid F (liên quan sự tiếp hợp ở vi khuẩn), plasmid quy định độc tính hay tính gây bệnh (các plasmid quy định sản sinh độc tố ở trực khuẩn đƣờng ruột, sinh yếu tố kết bám,...). Các plasmid R liên quan đến tính kháng thuốc của ...

Tài liệu được xem nhiều: