Danh mục

GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 4

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 265.54 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cảm nhiễm và phát bệnh: vai trò dịch tễ học của cảm nhiễm ẩn tính Động vật đã cảm nhiễm mầm bệnh có phát bệnh hay không phát bệnh phụ thuộc vào sự cân bằng giữa tính gây bệnh của mầm bệnh và tính đề kháng của ký chủ và tác động ảnh hưởng đối với sự cân bằng đó từ phía các nhân tố ngoại cảnh. Tổn hại có thể chỉ trong trường hợp phát bệnh do cảm nhiễm hiển tính (apparent infection), nhưng cảm nhiễm ẩn tính (inapparent infection) không phát bệnh cũng có ý nghĩa quan trọng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 4 645. Cảm nhiễm và phát bệnh: vai trò dịch tễ học của cảm nhiễm ẩn tính Động vật đã cảm nhiễm mầm bệnh có phát bệnh hay không phátbệnh phụ thuộc vào sự cân bằng giữa tính gây bệnh của mầm bệnh và tínhđề kháng của ký chủ và tác động ảnh hưởng đối với sự cân bằng đó từ phíacác nhân tố ngoại cảnh. Tổn hại có thể chỉ trong trường hợp phát bệnh docảm nhiễm hiển tính (apparent infection), nhưng cảm nhiễm ẩn tính(inapparent infection) không phát bệnh cũng có ý nghĩa quan trọng trongdịch học. Các cá thể động vật bị cảm nhiễm ẩn tính trong nhiều trường hợpcó thể là vật mang trùng và bài xuất mầm bệnh. Ngược lại, do kích thíchcơ thể động vật sản sinh miễn dịch sau đó, cảm nhiễm ẩn tính làm tăng tínhđề kháng tập đoàn nên đóng vai trò trong quá trình làm ngừng dịch.II. Nguồn bệnh Vật bảo lưu mầm bệnh và là ngọn nguồn của sự tán phát, truyền bámầm bệnh gọi là nguồn bệnh (nguồn mầm bệnh cảm nhiễm, hay nguồncảm nhiễm - source of infection). Nguồn bệnh như vậy có thể là động vậtbị mắc bệnh, động vật mang mầm bệnh nhưng không mắc bệnh (vật mangtrùng) và thổ nhưỡng,... Suy rộng hơn, cũng có trường hợp nguồn bệnh lànhững vật thể bị ô nhiễm hay vật môi giới lan truyền đóng vai trò củađường truyền lây mầm bệnh. Tuy vậy, khái niệm nguồn bệnh thường được giới hạn ở nhữngđộng vật duy trì thuộc tính ký sinh (tính gây bệnh) của mầm bệnh. Nguồnbệnh là khâu đầu tiên và là khâu chủ yếu của quá trình sinh dịch, nguồnbệnh là nơi mầm bệnh cư trú và sản sinh thuận lợi, và từ đó trong nhữngđiều kiện nhất định sẽ xâm nhập vào cơ thể bằng cách này hay cách khácđể gây bệnh. Nguồn bệnh phải là nơi tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại và duytrì những thuộc tính của nó qua các thế hệ. Mặc dù trực khuẩn nhiệt thán(Bacillus anthracis) có thể phát triển trong những điều kiện có thể gặp ởnhững bãi chăn ở những vùng đất kiềm nhẹ, mưa nhiều, nóng ẩm, hoặ ctương tự, vi khuẩn Listeria, Erysipelothrix cũng có thể phát triển trong đất,trong nước,... nhưng các yếu tố thổ nhưỡng (đất, nước,...) thường khôngđược coi là những nguồn bệnh. Tuy cần lưu ý về khả năng tồn tại lâu dàicủa một số loại mầm bệnh riêng biệt nhưng quan điểm chung của dịch tễhọc là không coi bất cứ nhân tố ngoại cảnh nào cũng là nguồn bệnh, vì tuyở đó có chứa mầm bệnh, thậm chí có mầm bệnh tồn tại khá lâu, nhưngkhông có điều kiện để chúng tồn tại lâu dài với những thuộc tính ký sinhcủa chúng. Nước, đất,... chỉ được coi là môi trường chứa mầm bệnh tạm 65thời, là các nhân tố trung gian mang mầm bệnh tạm thời. Nhiều loại mầmbệnh có thể sống rất lâu trong đất, nước,... nhưng nguồn bệnh chính vẫn làsúc vật bị cảm nhiễm, vì có chúng thì đất và nước mới có mầm bệnh vàmầm bệnh mới tồn tại mãi mãi trong thiên nhiên với những đặc tính gâybệnh của chúng đối với ký chủ. Nguồn bệnh phải là một sinh vật đang mắc bệnh hoặc đang mangmầm bệnh vì cơ thể sinh vật ký chủ là điều kiện tự nhiên duy nhất chomầm bệnh sinh sống và phát triển tương đối thuận lợi và lâu dài. Nguồn bệnh có thể chia thành hai loại: động vật (đang mắc) bệnhvà động vật mang trùng. Động vật (đang mắc) bệnh gồm có gia súc, gia cầm và dã thú phátbệnh ở các thể khác nhau, tức đang biểu hiện các triệu chứng đặc trưng củabệnh. Gia súc, gia cầm đang mắc bệnh là nguồn bệnh nguy hiểm vì trongkhi mắc bệnh cơ thể chứa lượng mầm bệnh và độc tố cao nhất và có thể bàixuất ra ngoài bằng nhiều đường, độc lực của mầm bệnh thường tăng khitrải qua cơ thể thụ cảm và phát bệnh. Một số triệu chứng của bệnh như đitháo, ho, hắt hơi,... có tác dụng gieo rắc mầm bệnh ra ngoài môi trường.Trong nhiều bệnh, con vật bệnh ở thời kỳ nung bệnh là nguồn bệnh nguyhiểm nhất (lở mồm long móng, dịch tả lợn, viêm phổi truyền nhiễm, dại,...)vì con vật bệnh đã mang và bài xuất mầm bệnh ra ngoài một thời giantrước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Người mắc bệnh trongnhiều trường hợp cũng là nguồn bệnh động vật. Dã thú gậm nhấm cũng lànguồn bệnh rất nguy hiểm đối với gia súc, vì chúng là những nguồn (ổchứa) di động và khó kiểm soát của nhiều vi sinh vật trong thiên nhiêntrong đó có rất nhiều vi sinh vật là nguyên nhân của bệnh truyền nhiễm. Về mặt dịch tễ học, những con vật mắc bệnh nhẹ nguy hiểm hơnnhững con vật mắc bệnh nặng vì chúng thường khó được phát hiện, dễ bịbỏ qua hoặc coi thường, lại có khả năng đi lại tiếp súc với con khỏe nênlàm bệnh dễ lây lan.1. Các con đường bài xuất mầm bệnh Mầm bệnh có thể bài xuất từ bề mặt cơ thể, các lỗ tự nhiên hoặcchỗ tổn thương của động vật mắc bệnh một cách trực tiếp từ nơi ổ bệnh(bệnh sào, ổ cảm nhiễm) hoặc cùng với chất tiết xuất hoặc chất bài tiết.Con đường bài xuất mầm bệnh có tính đặc trưng đối với các loại bệnh cảmnhiễm khác nhau và là yếu tố trọng yếu t ...

Tài liệu được xem nhiều: