Danh mục

Giáo trình Các công ước quốc tế hàng hải (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Số trang: 136      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.67 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Các công ước quốc tế hàng hải (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) trình bày những nội dung chính bao gồm: giới thiệu về tổ chức Hàng hải Quốc tế và các công ước về hàng hải; những Công ước chính của IMO; một số bộ luật quốc tế có liên quan;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Các công ước quốc tế hàng hải (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ HÀNG HẢI NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 01 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG Giới thiệu về tổ chức Hàng hải Quốc tế và các công ước Chương 1: 2 về hàng hải 1.1 Giới thiệu về Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) 2 1.2 Giới thiệu chung các công ước về hàng hải 4 Thực hiện nghĩa vụ của quốc gia mang cờ đối với Công 1.2.1 4 ước Thực hiện nghĩa vụ của quốc gia mang cờ và Quốc gia có 1.2.2 7 cảng Nghĩa vụ cua chủ tàu và thuyền viên trong việc thực hiện 1.2.3 8 các Công ước Chương 2: Những Công ước chính của IMO 11 2.1 Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển 11 Công ước ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra MARPOL – 2.2 30 73/78 2.3 Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển – LOADLINE 66 52 2.4 Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển TONNAGE 69 58 Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện cấp bằng và 2.5 62 trực ca cho thuyền viên – STCW 78/95 Công ước quốc tế về phòng ngừa tai nạn va chạm tàu 2.6 79 thuyền trên biển COLREG – 72 2.7 Công ước quốc tế về vệ tinh Hàng hải INMARSAT 76 81 2.8 Các công ước khác có liên quan (SAR 79, FUND 92…) 84 Chương 3: Một số bộ luật quốc tế có liên quan 91 3.1 Bộ luật IMDG Code 91 3.2 Bộ luật ISM Code 103 3.3 Bộ luật ISPS Code 111 3.4 Kiểm tra nhà nước cảng biển, PSC 116 3.5 Bộ luật điều tra tai nạn và sự cố hàng hải 125 1 Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC HÀNG HẢI QUỐC TẾ VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ CỦA TỔ CHỨC IMO 1.1 Tổ chức IMO Công ước về việc thành lập tổ chức Hàng hải quốc tế được phê chuẩn ngày 06/03/1948 tại hội nghị về hàng hải của Liên hợp quốc. Công ước đã có hiệu lực ngày 17/03/1958 và tổ chức mới nằm trong hệ thống Liên hợp quốc mang tên “ Tổ chức tư vấn hàng hải liên chính phủ- IMCO” đã chính thức ra mắt ngày 06/01/1959 tại phiên họp Đại hội đồng đầu tiên. Vào ngày 22/05/1982, tổ chức chính thức đổi tên thành 'Tổ chức hàng hải quốc tế'- International Maritime Organization-IMO. Mục đích cơ bản của IMO được tóm tắt là: Tạo ra một bộ máy cho sự phối hợp giữa các chính phủ trong lĩnh vực luật lệ chính quyền và thực tiễn liên quan đến các vấn đề kỹ thuật tác động đến vận tải biển trong thương mại quốc tế; Khuyến khích và tạo thuận lợi cho sự chấp nhận chung các tiêu chuẩn cao nhất có thể thực hiện được đối với các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải, hiệu quả của hoạt động hàng hải và bảo vệ, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Hàng năm, IMO nhóm họp trên 25 cuộc họp ở các cấp khác nhau: Hội nghị ngoại giao (Diplomatic Conference) để xem xét thông qua, sửa đổi công ước. Đại hội đồng (Assembly) Hội đồng (Council) Uỷ ban (Committee) Tiểu ban (Sub-Committee) Các nhóm công tác(Working Group). 1.1.1 Cơ cấu tổ chức của IMO Tính đến ngày 1/4/2004 IMO hiện có 163 quốc gia thành viên và 3 thành viên liên kết (Hongkong, Macau và quần đảo Faroe-Đan mạch). Ngoài ra còn có nhiều quan sát viên. IMO bao gồm: một Đại hội đồng (Assembly), một Hội đồng (Council) và bốn Uỷ ban chính (Committee) là: Uỷ ban an toàn hàng hải (MSC), Uỷ ban bảo vệ môi trường biển (MEPC), Uỷ ban luật pháp (LC), Uỷ ban hợp tác kỹ thuật (TCC). Ngoài ra, IMO còn có 9 tiểu ban (Sub-Committee) và các nhóm công tác (Working Group) 1.1.2. Hoạt động của các cơ cấu tổ chức của IMO a. Đại hội đồng IMO: là cơ quan quyền lực cao nhất của IMO, bao gồm các nước thành viên của tổ chức, thường họp 2 năm một lần nhưng cũng có thể có các khóa họp đặc biệt. Chức năng của Đại hội đồng là: - Xác định phương hướng làm việc của Tổ chức cho 2 năm giữa hai kỳ đại hội. - Bầu ban lãnh đạo của Tổ chức, và kết nạp các thành viên mới. 2 - Xem xét, thông qua chương trình ngân sách, các khuyến nghị của các ủy ban. - Xem xét việc sửa đổi, bổ xung Công ước… b. Hội đồng (Council) Hội đồng do Đại hội đồng bầu với nhiệm kỳ 2 năm một lần, bao gồm 40 thành viên và thay mặt Đại hội đồng giải quyết công việc của IMO trong nhiệm kỳ 2 năm. Các thành viên được bầu theo nguyên tắc sau: 10 thành viên là các quốc gia đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ Hàng hải quốc tế; 10 thành viên khác là các quốc gia đặc biệt quan tâm đến thương mại Hàng hải quốc tế. 20 thành viên còn lại không theo các tiêu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: