Danh mục

Giáo trình chọn giống và nhân giống - chương 5

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.51 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích cuối cùng của việc nhân giống, tạo giống là nhằm tạo nên những phẩm giống gia súc có sức sản xuất và sinh sản cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người. Sức sản xuất của vật nuôi là khả năng cho thịt, sữa, lông len, trứng, sức cày kéo và sức sinh sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình chọn giống và nhân giống - chương 5 109 Chương V SỨC SẢN XUẤT CỦA VẬT NUÔI 5.1 Ý nghĩa của việc đánh giá sức sản xuất của vật nuôi Mục đích cuối cùng của việc nhân giống, tạo giống là nhằm tạo nên những phẩm giống gia súc có sức sản xuất và sinh sản cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người. Sức sản xuất của vật nuôi là khả năng cho thịt, sữa, lông len, trứng, sức cày kéo và sức sinh sản. Sức sản xuất cao hay thấp, chất lượng tốt hay xấu tuỳ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi là tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi đáp ứng được nhu cầu của con người. Sức sản xuất của vật nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: di truyền của phẩm giống, dinh dưỡng, thức ăn, khả năng chống bệnh, kỹ thuật chăn nuôi và môi trường sinh thái mà vật nuôi sinh sống. Việc đánh giá sức sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong chăn nuôi. - Qua việc đánh giá sức sản xuất người ta có thể phát hiện được những gia súc tốt để tiến hành chọn lọc và nhân giống, tạo ra những phẩm giống có năng suất cao, giá thành hạ, đồng thời có biện pháp để nhân nhanh số lượng cá thể có năng suất cao. - Tổ chức việc nuôi dưỡng phù hợp với sức sản xuất khác nhau của các phẩm giống và phù hợp với từng con vật cao sản. - Trong công tác giống, số liệu về sức sản xuất là cơ sở để so sánh sự thay đổi về mặt sản xuất của vật nuôi làm giống, từ đó có thể đề ra biện pháp nuôi dưỡng, chọn lọc các con giống và quyết định phương hướng chọn giống và nhân giống. Đồng thời đánh giá được sức sản xuất cũng là cơ sở để tính toán các tham số di truyền áp dụng trong chọn lọc và nhân giống. - Về mặt kỹ thuật, biết được sức sản xuất sẽ giúp cho việc lập lế hoạch dự trù đầy đủ thức ăn, cũng như các phương tiện khác đồng thời đưa ra các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tác động vào các qui luật sinh trưởng, phát dục nhằm khai thác tối đa sức sản xuất của vật nuôi. 5.2 Sức sinh sản của vật nuôi Sức sinh sản là một tiêu chuẩn để xác định giá trị của con vật. Sức sinh sản của gia súc cũng là một hình thái của sức sản xuất và là một biểu hiện đặc trưng có tính di truyền của mỗi phẩm giống. Khả năng sinh sản 110 được biểu thị qua nhiều chỉ tiêu: đẻ nhiều con, nhiều lứa, tỷ lệ sống khi đẻ, sau khi cai sữa, tỷ lệ còi cọc, tỷ lệ dị hình, khuyết tật. Sức sinh sản cũng liên quan đến các chỉ tiêu: sớm thành thục, động dục, thời gian mang thai, số lần thụ tinh. Một hiện tượng đặc biệt của của sức sinh sản là không sinh sản. Ngoài nguyên nhân do lai xa, không sinh sản còn có thể do bệnh tật, do nuôi dưỡng con đực, con cái không đầy đủ (trong đó liên quan đến dinh dưỡng của thức ăn cũng như cân đối các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn). Cho nên sức sinh sản của vật nuôi được biểu hiện ra ngoài là do kết quả của sự giao phối và sinh sản. Sức sinh sản là khả năng sinh ra thế hệ đời con tốt hay xấu cả về số lượng và chất lượng. Cũng không nên chỉ nghiên cứu sức sinh sản qua sự rối loạn chức năng sinh sản đứng về mặt di truyền vì thực ra, sức sinh sản rất dễ thay đổi. Sự rối loạn về chức năng sinh sản cũng do khá nhiều nguyên nhân: nội tiết, dinh dưỡng, bệnh tật... Nguyên nhân do nội tiết mà dẫn đến con đực không nhảy cái, hoặc không nhảy giá được; cũng có thể có chu kỳ động hớn không bình thường, hay sẩy thai...Nguyên nhân dinh dưỡng, ví dụ thiếu protein, thiếu vitamin, thiếu khoáng trong thức ăn. Nguyên nhân bệnh tật: các bệnh sẩy thai truyền nhiễm, viêm đường sinh dục đều ảnh hưởng nhất định đến sức sinh sản. Ðối với gia súc cái, người ta thường chia làm hai loại: vật nuôi mỗi lần đẻ một con (động vật đơn thai) như: trâu, bò, ngựa và vật nuôi đẻ nhiều con (động vật đa thai) như: lợn, thỏ, dê...Khả năng này tuỳ thuộc vào số lượng trứng rụng trong mỗi chu kỳ động dục. Ðể đánh giá sức sinh sản người ta dùng các chỉ tiêu sau đây: 5.2.1. Tỷ lệ thụ thai Số gia súc cái đã thụ thai Tỷ lệ thụ thai (%) = ------------------------------ x 100 Tổng số gia súc cái được phối giống Với gia cầm thì tỷ lệ thụ tinh là: Số trứng có phôi Tỷ lệ thụ tinh (%) = ---------------------------- x 100 Tổng số trứng đem ấp Trứng có phối được kiểm tra vào ngày thứ 5-7 sau khi ấp. 5.2.2. Tỷ lệ sinh sản - Ðối với gia súc đơn thai dùng công thức: Số con sinh ra (trừ những con chết trong 24h sau khi đẻ) Tỷ lệ sinh sản (%) = ----------------------------------------------------------------- x 100 Tổng số gia súc cái có đủ điều kiện và khả năng sinh sản 111 - Ðể đánh giá khả năng sinh sản của bò cái trong một đời nuôi, người ta có thể sử dụng công thức. ( n 1) x 365 x 100 SS P Trong đó SS: chỉ số sinh sản n: số bò con được sinh ra P: số ngày giữa lần đẻ đầu tiên và lần đẻ tiếp theo. -Ðối với gia súc đa thai tính theo số con bình quân trên một đầu gia súc cái trong một năm hay trong một lứa đẻ. - Ðối với gia cầm tính khả năng đẻ trứng. Khả năng đẻ trứng bằng: Tổng số trứng đẻ ra trong một đơn vị thời gian -------------------------------------------------------------------------------- Tổng số mái đủ điều kiện và khả năng đẻ trứng trong thời gian đó 5.2.3. Tỷ lệ nuôi sống Với gia súc: Số con nuôi sống đến lúc cai sữa Tỷ lệ nuôi sống (%) = ----------------------------------------- ...

Tài liệu được xem nhiều: