Thông tin tài liệu:
Côn trùng nông nghiệp là môn học về Bảo vệ thực vật nằm trong chương trình đào tạo kỹ sư nông nghiệp và cao đẳng chuyên ngành cây trồng. Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lớp côn trùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình: Côn Trùng Nông Nghiệp - PGS.TS Nguyễn Đức Khiêm http://www.ebook.edu.vn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC KHIÊM (Chủ biên) Giáo trình CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP (DÙNG CHO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CHUYÊN NGÀNH CÂY TRỒNG) HÀ NỘI – 2005Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội -Giáo trình Côn trùng nông nghiệp ---------------1 http://www.ebook.edu.vn PHẦN MỞ ĐẦU Côn trùng nông nghiệp là môn học về Bảo vệ thực vật nằm trong chương trìnhđào tạo kỹ sư nông nghiệp và cao đẳng chuyên ngành cây trồng. Môn học này cungcấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lớp côn trùng, về những loài côn trùngthường gây hại cho sản xuất nông nghiệp, về các biện pháp phòng chống sâu hại câytrồng nhưng không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và những sinh vật có íchngoài tự nhiên, không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người. Cấu trúc cuốn giáo trình chia làm 2 phần tương ứng với 2 học phần là: phần đạicương và phần chuyên khoa. Phần đại cương trình bầy những kiến thức cơ bản nhất vềcôn trùng liên quan với hình thái, giải phẫu - sinh lý, sinh vật, sinh thái và phân loại.Phần chuyên khoa trình bầy những kiến thức về nguyên lý và các biện pháp phòngchống sâu hại, về sâu hại của các cây trồng chính và biện pháp phòng chống từng loàic ụ t hể . Điểm mới của giáo trình này so với các giáo trình đã xuất bản trước đây là trongmột quyển giáo trình bao gồm cả đại cương và chuyên khoa, phù hợp để giảng dạy vớithời lượng ngắn (3-4 đơn vị học trình). Giáo trình được viết xúc tích nhưng vẫn đảmbảo được tính khoa học, cập nhật các kiến thức mới, phù hợp cho sinh viên sử dụngtrong khi học ở trường đại học và cũng là cẩm nang gọn nhẹ dùng sau khi ra trường. Giáo trình được phân công biên soạn như sau: Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Đức Khiêm Phần đại cương: - PGS.TS. Nguyễn Đức Khiêm: các chương I,II,III,IV,V,VI Phần chuyên khoa: - PGS.TS. Nguyễn Đức Khiêm: các chương VII, XI và phụ lục - PGS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh: chương VIII - PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh: chương IX - GVC.TS. Trần Đình Chiến: chương X - GS.TS. Nguyễn Viết Tùng: chương XI - KS. Nguyễn Đức Tùng: phần hình ảnh Một số hình ảnh minh hoạ của giáo trình được trích từ giáo trình côn trùng nôngnghiệp (Chủ biên Hồ Khắc Tín, NXBNN 1981). Do điều kiện biên soạn và trình độ nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôimong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để lần xuất bản sau sẽ hoànchỉnh hơn. Các tác giảTrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội -Giáo trình Côn trùng nông nghiệp ---------------2 http://www.ebook.edu.vn Phần A ĐẠI CƯƠNGTrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội -Giáo trình Côn trùng nông nghiệp ---------------3 http://www.ebook.edu.vn Chương I KHÁI NIỆM VỀ CÔN TRÙNG HỌC1. Định nghĩa môn Côn trùng nông nghiệp Côn trùng nông nghiệp là môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bảnvề lớp côn trùng, về những loài côn trùng có hại cho sản xuất nông nghiệp, về nhữngcôn trùng có ích cần bảo vệ, những biện pháp nhằm giảm thiểu sự mất mát do sâu hạigây ra nhưng bảo vệ được đa dạng sinh vật trong hệ sinh thái, không gây ô nhiễm nôngsản và môi trường sống.2. Vị trí phân loại và đặc điểm của lớp côn trùng Côn trùng là động vật không xương sống. Lớp Côn trùng có tên khoa học là Insectahay Hexapoda, thuộc ngành Tiết túc Arthropoda. Hình 1.1. Cấu tạo cơ thể châu chấu 1. Đầu; 2. Ngực; 3. Bụng; 4. Râu đầu; 5. Mắt kép; 6. Mắt đơn; 7. Miệng; 8. Ngựctrước; 9. Ngực giữa; 10. Ngực sau; 11. Chân trước; 12. Chân giữa; 13. Cánh trước; 14. Cánh sau; 15. Chân sau; 16. Lỗ thính giác; 17. Lỗ thở; 18. Lông đuôi; 19. Bộ phận sinh dục ngoài (theo Frost)Côn trùng có những đặc điểm chung sau đây:- Cơ thể chia ra 3 phần rõ rệt là đầu, ngực và bụng (Hình 1.1).- Đầu có 1 đôi râu đầu, miệng, 1 đôi mắt kép và 2-3 mắt đơn (một số loài không có mắt đơn).- Ngực có 3 đốt, mỗi đốt có 1 đôi chân ngực và thời kỳ trưởng thành có thể có 2 đôi cánh.- Lỗ sinh dục và lỗ hậu môn nằm ở cuối bụng.- Da làm chức năng của bộ xương ngoài (Hình 1.2).- Hô hấp bằng hệ thống khí quản.- Trong quá trình sinh trưởng phát dục có biến thái bên trong và bên ngoài.Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội -Giáo trình Côn trùng nông nghiệp ---------------4 http://www.ebook.edu.vn Hình 1.2. So sánh bộ xương trong và bộ xương ngoài 1. Bộ xương trong của động vật có xương sống 2. Bộ xương ngoài của côn trùng (theo Chu Nghiêu)3. Nguồn gốc tiến hoá của lớp côn trùng Về nguồn gốc của lớp côn trùng có nhiều ý kiến khác nhau. Handlirsch cho rằng côntrùng cổ xưa tiến hoá từ lớp tam diệp (Trilobita). Các học giả Hancea, Carpenter,Crampton cho rằng côn trùng tiến hoá từ lớp giáp xác (Crustacea). Các học giả Brauer,Packard, Tyllygard và Imms lại cho rằng côn trùng tiến hoá từ lớp đa túc (Myriapoda).Như vậy, côn trùng tiến hoá từ 1 lớp nào đó trong ngành tiết túc (Arthropoda), có thểlà động vật sống trên cạn (Myriapoda), có thể sống dưới nước (Trilobita, Crustacea),tổ tiên của côn trùng đều có miệng nha ...