Chương I: CÔN TRÙNG VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Đối với con người, côn trùng được xếp thành 2 nhóm: nhóm có lợi và nhóm có hại. Mặc dù còn rất nhiều loại được xem như không hoàn toàn thuộc hai nhóm trên nhưng do số lượng của chúng thấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình: Côn Trùng Trong Nông Nghiệp - Chương 1 Chương I: CÔN TRÙNG VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Đối với con người, côn trùng được xếp thành 2 nhóm: nhóm có lợi và nhómcó hại. Mặc dù còn rất nhiều loại được xem như không hoàn toàn thuộc hainhóm trên nhưng do số lượng của chúng thấp và phần lớn cũng do tập quán sinhhoạt của chúng không gây hại trực tiếp đến con người nên những nhóm này ítđược biết đến.I. CÔN TRÙNG CÓ ÍCH 1. Côn trùng và vấn đề thụ phấn. 2. Sản phẩm thương mại của côn trùng. 3. Côn trùng thiên địch. 4. Côn trùng ăn những chất hữu cơ mục nát. 5. Côn trùng tấn công những thực vật không có lợi. 6. Côn trùng là thức ăn của người và động vật. 7. Côn trùng đối với vấn đề nghiên cứu khoa học. Rất khó xác định chính xác giá trị có ích của côn trùng đối với con người quacác tác động như thụ phấn cho cây trồng, ăn mồi, phân hủy các chất hữu cơ mục nát,vai trò trong nghiên cứu khoa học,...1. Côn trùng và vấn đề thụ phấn Có thể nói đây là lợi ích lớn nhất mà côn trùng mang lại cho con người, chỉ cómột số thực vật cấp cao là tự thụ phấn, hầu hết là thụ phấn chéo, phấn được đưa từ hoanầy đến hoa khác bằng hai cách: gió và côn trùng.…… . Có khoảng 80% cây trồngtrong nông nghiệp thụ phấn nhờ côn trùng. Rất nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loạicây trồng thuộc họ Rosacea (táo, lê, dâu tây), họ Bầu Bí Dưa (Cucurbitaceae) hoặc câycó múi (Citrus) ... phải dựa chủ yếu vào ong mật để thụ phấn. Côn trùng thụ phấnkhông phải chỉ bao gồm các loại ong mà còn nhiều loại côn trùng khác nữa như ngài,bướm, kiến, ruồi, .... . Tuy nhiên loài giữ vai trò lớn nhất cho sự thụ phấn có lẽ là ongmật, Aphis mellifera, nếu không có những loài nầy thì gần như không thể sản xuấtđược phần lớn những loại thực vật như cam, quít, bầu, bí, dưa,... Loại ong mật nầyngày càng trở nên quan trọng hơn nhờ được thuần hóa và nuôi dưỡng với một số lượngrất lớn trong tự nhiên. Vấn đề thụ phấn do côn trùng thực hiện rất quan trọng, hàngnăm năng suất của các loại thực vật được thụ phấn bởi côn trùng ước lượng khoảng 8tỉ đô la Mỹ.2. Sản phẩm thương mại từ côn trùng a - Mật và sáp ong Sản xuất mật là một ngành kỹ nghệ có từ lâu đời. Mật được sử dụng rất nhiềudưới dạng thức ăn và trong kỹ nghệ của nhiều sản phẩm. Sáp ong được sử dụng rấtnhiều trong kỹ nghệ làm đèn cầy, sáp, đánh bóng và các loại mật cũng được sử dụngtrong kỹ nghệ trang điểm, trong nha khoa và trong nhiều sản phẩm khác nữa. Tại Hoa 13Kỳ có khoảng 4 triệu đàn ong năm 1978, sản xuất khoảng 104,15 triệu kg mật, 1,67triệu kg sáp ong. Trong năm 1987, riêng mật và sáp trị giá 230 triệu đô la Mỹ. b - Tơ Cũng là một ngành kỹ nghệ có từ lâu đời, rất nhiều loài ngài được sử dụng đểlấy tơ nhưng quan trọng nhất vẫn là ngài Bombyx mori (L.), một loại ngài đã đượcthuần hoá. Mặc dù hiện nay tơ đã bị thay thế khá nhiều bởi các loại sợi nhân tạo nhưngvẫn chiếm một vị trí quan trọng trong kỹ nghệ may mặc, hằng năm trên thế giới sảnxuất có khoảng 29 - 34 triệu kg tơ được sản xuất trên thế giới. c - Gôm lắc Gôm lắc được tiết ra từ loại rệp dính Laccifera lacca, một loại rệp dính sốngtrên cây sung và cây Banyar trên một số cây khác tại Ấn Độ, Miến Điện và Indonesia,Formosa, Ceylon và Philippines. Tại Hoa Kỳ, 9 triệu đôla gôm lắc đã được sử dụnghàng năm. d - Thuốc nhuộm Rất nhiều loại côn trùng được sử dụng trong kỹ nghệ nhuộm, phổ biến nhất làloài rệp dính Dactylopius cocas. Thuốc nhuộm lấy từ loài côn trùng nầy có màu đỏthắm và được sản xuất từ cơ thể khô của chúng.3. Côn trùng thiên địch Côn trùng có khả năng sinh sản cũng như gia tăng mật số rất nhanh, nhưng mậtsố cao ít khi đạt được vì côn trùng thường bị nhiều loại động vật khác tấn công làmgiới hạn mật số. Phần lớn động vật tấn công này cũng thuộc lớp côn trùng. Thành phầncôn trùng thiên địch rất phong phú, hiện diện khắp mọi nơi, gần như nơi nào có côntrùng gây hại là đều có sự hiện diện của các loài côn trùng thiên địch. Một ví dụ điểnhình về tác động của sự giới hạn côn trùng gây hại bởi thiên địch ăn mồi là trường hợpcủa rệp sáp Icerya purchasi, một loại dịch hại rất quan trọng trên cam, quýt tạiCalifornia. Loại rệp sáp nầy đầu tiên được tìm thấy tại California năm 1868 và đã gâyhại dữ dội trên kỹ nghệ cam quýt tại miền Nam California. Trong hai năm 1888 và1889, bọ rùa Rodolia cardinalis từ Australia đã được đưa vào California để tiêu diệtIcerya purchasi và chỉ trong hai năm, rệp sáp Icerya purchasi đã bị đẩy lui ra khỏi cácvườn cam quýt tại California. Đối với nhóm côn trùng thiên địch sống ký sinh trênnhững loài gây hại khác, có thể kể đến các loài ong ký sinh thuộc các họTrichogrammatidae, Braconidae, Chalcididae, Ichneumanidae….. . Hiện nay, các loàiong mắt đỏ Trichogamma đã được nuôi nhân với số lượng lớn và sử dụng rộng rãikhắp nơi trên thế giới để phòng trừ ít nhất là 28 loài sâu gây hại trên bắp, lúa, mía,bông vải, rau màu, củ cải đường, cây ăn trái, cây thông …… .Tác động của các côn trùng thiên địch (ăn mồi, ký sinh) rất lớn, có thể nói không có gìmà con người làm có thể so sánh với tác động của côn trùng thiên địch. Với nhiều ưuđiểm nổi trội so với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để phòng trừ dịch hại , trong3 thập kỷ qua đã có một sự gia tăng vượt bực về các công trình nghiên cứu và ứngdụng côn trùng thiên địch trong phòng trừ sinh học.4. Côn trùng ăn những chất hữu cơ mục nát Côn trùng ăn những chất hữu cơ mục nát (thực vật, động vật, phân) giúp choquá trình phân hủy nhanh chóng những chất nầy thành những chất đơn giản cần thiếtcho cây trồng, giúp cho việc dọn sạch những chất bẩn ra khỏi môi trường sống của con 14người. Các loại côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) sinh sống bằng cách ăn vàđục gỗ như mối, kiến và một số loại côn trùng ăn gỗ khác giúp cho những cành câymục, ...