Côn trùng là động vật phân đốt, cơ thể côn trùng do 18-20 đốt nguyên thủy tạo nên, các đốt này tập hợp thành ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng. - Đầu là một khối đồng nhất, trên đầu có mắt, râu đầu và các bộ phận của miệng. - Ngực gồm ba phần: ngực trước, ngực giữa và ngực sau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình: Côn Trùng Trong Nông Nghiệp - Chương 2 Chương II: HÌNH THÁI HỌC CÔN TRÙNG Côn trùng là động vật phân đốt, cơ thể côn trùng do 18-20 đốt nguyên thủy tạonên, các đốt này tập hợp thành ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng. - Đầu là một khối đồng nhất, trên đầu có mắt, râu đầu và các bộ phận củamiệng. - Ngực gồm ba phần: ngực trước, ngực giữa và ngực sau. Mỗi phần mang mộtđôi chân ngực, ngực giữa và ngực sau mỗi phần còn mang một đôi cánh. - Bụng được cấu tạo bởi 12 đốt nhưng các đốt trong quá trình tiến hóa thườnggắn chặt vào nhau nên người ta chỉ quan sát được từ 8 đến 11 đốt. Phần bụng thườngkhông mang các bộ phận di chuyển nhưng thường mang các phụ bộ ở cuối bụng.I. SỰ PHÂN ĐỐT Sự phân đốt rõ rệt nhất được ghi nhận ở phần bụng, là nơi mà các đốt có cấu tạođơn giản nhất. Mỗi đốt bụng cơ bản gồm hai phiến cứng (sclerites): phiến lưng vàphiến bụng. Hai phiến này được nối liền với nhau bởi vùng màng nằm hai bên cơ thể.Các phiến lưng hoặc các phiến bụng còn được nối liền với nhau bởi các màng giữađốt. Nhờ những vùng màng này mà côn trùng có thể co dãn, cử động dễ dàng. Cácphiến lưng và phiến bụng không phải là những phiến bằng phẳng mà phần cuối phíatrước của những phiến này thường được xếp thành từng lớp vào phía trong của vách datạo thành những chóp nổi ở phía trong cơ thể và một đường nối hiện diện ở phía ngoàiđược gọi là đường nối Antecostal. Phần vành hẹp ở phía trên phiến lưng, nằm ở phíatrước đường nối Antecostal được gọi là Acrotergite và tương tự, phần vành hẹp ở phíatrên của phiến bụng được gọi là Acroternite. Những chóp nối bên trong cơ thể đượctạo bởi đường nối Antecostal là chỗ cho các hệ cơ bám bên trong cơ thể . Sự phân đốt ở phần ngực khá khác biệt với phần bụng. Sự khác biệt này có liênquan tới sự hiện diện của chân và cánh ở phần ngực. Mỗi đốt ngực, ngoài phiến lưng,phiến bụng chính còn có các phiến bên. Phiến lưng và phiến bụng ở phần ngực phứctạp hơn ở phần bụng. Ở côn trùng thuộc lớp phụ có cánh, mỗi phiến có một đường nốikéo dài từ cuối chân của côn trùng lên phía trên. Đường nối này tạo thành những chópnổi bên trong cơ thể, ngoài ra cũng có nhiều đường nối khác trên các phiến lưng ngựcgiữa, ngực cuối và ở trên các phiến bụng, tạo thành nhiều vùng trên các phiến này. 18 A BHình II.1. Sự phân đốt và các chi phụ trên cơ thể côn trùng (A: Lawrence và ctv., 1991 – B: Atkins, 1978) 19 A B Hình II.2. Đốt và sự cấu tạo của các đốt cơ thể (A+B) (Lawrence và ctv., 1991)II. CẤU TẠO VÁCH DA CƠ THỂ Ở người và các loài có xương sống khác, bộ xương hiện diện phía trong cơ thểvà được gọi là bộ xương trong, nhưng ở các động vật thuộc lớp côn trùng và thuộcngành chân khớp (Arthropoda) thì vách da hóa cứng hiện diện ở phía ngoài cơ thể vàđược gọi là bộ xương ngoài. Vách da hay bộ xương ngoài của côn trùng không nhữnglà phần bảo vệ bên ngoài của cơ thể mà còn là chỗ cho các hệ cơ bám vào và giữ chocơ thể côn trùng có một hình dạng nhất định.1. Cấu tạo da côn trùng Da côn trùng gồm có 3 lớp chính: - Lớp biểu bì: lớp ngoài cùng có cấu tạo chitine, protein và sắc tố. - Lớp tế bào nội bì: nằm phía dưới lớp biểu bì và tiết ra các chất tạo nên lớpbiểu bì. - Màng đáy: là một lớp màng mỏng không có cấu tạo tế bào, nằm sát ngay dướilớp tế bào nội bì. a - Biểu bì 20 Phân thành hai lớp: biểu bì trên (epicuticle) và lớp biểu bì dưới (procuticle). - Biểu bì trên (epicuticle): rất mỏng, dầy khoảng một micron, thường gồm cóhai lớp, lớp ngoài là lớp sáp và lớp trong là lớp lipoprotein hay lớp cuticulin. - Biểu bì dưới (procuticle): gồm hai phần rõ rệt: biểu bì ngoài và biểu bì trong,biểu bì ngoài (exocuticle) chiếm khoảng 1/2 đến 1/3 chiều dầy của biểu bì dưới, phầnnày thường cứng và có mầu sắc đậm hơn lớp biểu bì trong (endocuticle). Biểu bì dưới(procuticle) có cấu tạo lipid, protein và chitine và gồm nhiều lớp ngang, trong biểu bìdưới người ta quan sát thấy có nhiều ống rất nhỏ hình que thẳng hoặc hình xoắn ốcphát xuất từ tế bào nội bì kéo dài đến biểu bì trên. Khi biểu bì trên mới được hìnhthành, những ống hình que sẽ kéo dài xuyên qua lớp biểu bì này và tiết ra những chấtkhác nhau (như sáp) làm cho lớp biểu bì không thấm nước. b - Tế bào nội bì Là một lớp tế bào đơn, giữa các lớp tế bào này có xen kẽ một số tế bào có chứcnăng đặc biệt như tế bào hình thành lông, tế bào hình thành các tuyến. Tế bào nội bìthường có hình trụ, phía trong phần đỉnh của tế bào thường có tuyến lạp thể sắc tố. Sựhình thành tuyến lạp thể có liên quan đến việc kiếm ăn, tích lũy dinh dưỡng và bài tiết.Trong tuyến lạp thể, người ta ghi nhận có sự hiện diện của chitosan, lipid và các muốiurat. Phía ngoài ở đỉnh tế bào nội bì có các sợi nguyên sinh kéo dài thành các đườngống nhỏ thông lên tới lớp biểu bì. Nhân của tế bào nội bì nằm phía dưới đáy tế bào. Biểu bì Biểu bì f Hình II.3. Cấu tạo da côn trùng. a: tế bào lông; b: tế bào màng; c: tế bào nội bì; d: lông; e: biểu bì trên (epicuticle); f: tế bào tuyến (Borror và ctv., 1981). 21 Hình II.4. Cấu tạo biểu bì da côn trùng Hình II.5. Vật phụ trên vách da côn trùng (a: lông cứng vật đơn tế bào; b: gai nhỏ, vật phụ phi tế bào; c: mấu lồi - vật phụ đa tế bào)2. Chitin Là Polysaccharid có đạm, có công thức (C H NO)n. Đây là một chất đặc trưngcủa ngành chân khớp (Arthropoda), hiện diện chủ yếu ở biểu bì dưới. Chất này hoàntoàn không hiện diện ở biể ...