Danh mục

Giáo trình: Côn Trùng Trong Nông Nghiệp - Chương 5

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (34 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương V: SINH THÁI HỌC CÔN TRÙNG I. KHÁI NIỆM VỀ SINH THÁI HỌC CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP Trong điều kiện tự nhiên, sự hiện diện và mật số tương đối của côn trùng tùy thuộc vào các đặc điểm sau: - Đặc điểm nội tại của chính côn trùng như: tiềm năng sinh học, hành vi, tác động của nhóm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình: Côn Trùng Trong Nông Nghiệp - Chương 5 Chương V: SINH THÁI HỌC CÔN TRÙNGI. KHÁI NIỆM VỀ SINH THÁI HỌC CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP Trong điều kiện tự nhiên, sự hiện diện và mật số tương đối của côn trùng tùythuộc vào các đặc điểm sau: - Đặc điểm nội tại của chính côn trùng như: tiềm năng sinh học, hành vi, tácđộng của nhóm. - Đặc điểm sinh vật của môi trường: cây ký chủ và các yếu tố thiên địch. - Các yếu tố phi sinh vật: thời tiết, đất đai, chế độ nước. Trong điều kiện tự nhiên, giữa các yếu tố nêu trên có những tác động qua lại:một tác động nào đó trên một trong những yếu tố môi trường (như thay đổi thời tiết, sựcan thiệp của con người) đều có những tác động đến những yếu tố sinh học khác. Vídụ như sự thay đổi về cây ký chủ sẽ tác động lên côn trùng gây hại và từ đó sẽ tácđộng lên thiên địch của côn trùng gây hại theo những qui luật riêng của các loài thiênđịch này. Cần chú ý rằng trong các yếu tố của môi trường, chính yếu tố nhỏ nhất lại cótác động lớn nhất. Hơn nữa người ta cũng ghi nhận rằng thường những yếu tố thay đổilại có tác động mạnh hơn những yếu tố bền vững và dù cho những yếu tố khác của môitrường thích hợp, động vật cũng không thể tồn tại nếu một yếu tố nào đó của môitrường không thích hợp.II. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ PHI SINH VẬT Chính thời tiết đã quyết định phần lớn sự phân bố, phát triển và hoạt động cũngnhư sự phát sinh thành dịch của côn trùng. Có thể phân biệt: - Đại khí hậu (macroclimat) của các nhà địa dư học hay các nhà nông học, đâylà khí hậu của một vùng rộng lớn, được đo đạc trong các điều kiện chuẩn của các đàikhí tượng, từ những số liệu này, người ta đã thiết lập được những biểu đồ đơn giảnnhư sinh thái khí hậu đồ (ecoclimatogrammes) chẳng hạn. Việc nghiên cứu về sinhthái khí hậu đồ trong một chừng mực nào đó cho phép dự đoán trước những nguy cơcó thể xảy ra do việc di chuyển côn trùng từ vùng này sang vùng khác (vùng chưa bịnhiễm như trường hợp có khí hậu tương tự nguy cơ càng lớn). Có thể hoàn chỉnh kếtquả của sinh thái khí hậu đồ với những số liệu có liên quan đến các yêu cầu, điều kiệncần thiết để phát triển của côn trùng. - Trung khí hậu (mesoclimat): của một vùng thuần nhất (đồng đều). - Vi khí hậu (microclimat): của một vùng rất giới hạn của một ổ sinh thái mànơi đó côn trùng đang sinh sống; thật ra rất khó đo đạc các yếu tố vi khí hậu của nhữngloài côn trùng sống trên mạch lá - vi khí hậu của một chổ nứt trên vỏ cây không giốngvới vi khí hậu trên mặt một cành cây phẳng phiu... 108Hình V.1. Sự liên hệ giữa côn trùng gây hại và các yếu tố môi trường 109Hình V.2. Biểu đồ tác động về cường độ của một yếu tố vật lý đến tầm quan trọng của mật số côn trùng. (1): loài không hiện diện,(2): loài hiện diện hiếm hoi. (3): loài hiện diện phổ biến. Hình V.3. Biểu đồ hoạt động của côn trùng theo nhiệt độ Nếu đại khí hậu (macroclimat) xác định sự phân bố tổng quát của một loài (nhưcôn trùng vùng sa mạc, côn trùng vùng Đại Tây Dương,..) thì trung và vi khí hậu là 110yếu tố quyết định sự hiện diện hữu hiệu (bền vững) của một động vật trong sinh cảnhhay nói rõ hơn là trong một ổ sinh thái (niche ecologique) nhất định.1. Nhiệt độ Đây là yếu tố ngoại cảnh quan trọng nhất: côn trùng là động vật máu lạnh, nhiệtđộ của cơ thể gần bằng với nhiệt độ của môi trường chung quanh và thay đổi cùng vớisự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ quyết định tốc độ của các phản ứng hóahọc (định luật VANT HOFF: cường độ của tất cả các hiệu lực sinh học và biến dưỡngtùy thuộc chặt chẽ vào các yếu tố của nhiệt độ). Hơn nữa, nhiệt độ còn tác động đếnhành vi và có thể là nguyên nhân gây ra sự tử vong ở côn trùng. a- Tác động của nhiệt độ đến cường độ của các hiện tượng sinh học (hoặc đếnthời gian và tốc độ của sự phát triển) Côn trùng chỉ có thể phát triển trong một số giới hạn nhất định của nhiệt độ màngười ta gọi là nhiệt độ hữu hiệu cho sự phát triển, nhiệt độ này thay đổi tùy theo loàivà trên cùng một loài côn trùng theo các giai đoạn phát triển và đôi khi cũng thay đổitheo các yếu tố khí hậu khác. Trong khoảng giới hạn nhiệt độ này, người ta có thể xây dựng một đường congvề thời gian phát triển và tốc độ phát triển theo nhiệt độ dựa trên những số liệu thínghiệm có được trong những điều kiện nhiệt độ nhất định. Qua biểu đồ, người ta thấyrõ rằng thời gian của sự phát triển giảm khi nhiệt độ tăng. Ngược lại, tốc độ phát triển(V=1/D) lại tăng theo nhiệt độ (trong khoảng giới hạn nhiệt độ hữu hiệu cho sự pháttriển). Gần về phía nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao, đường biểu diễn tốc độ phát triển códạng cong và hình chữ S.Khảo sát 2 đường biểu diễn này cho thấy có 2 khái niệm quan trọng:* Nhiệt độ tối thiểu (lý thuyết) của ngưỡng sinh học (K) Có được khi kéo dài đường thẳng biểu diễn tốc độ của sự phát triển theo nhiệtđộ cho đến khi phần này giao nhau với trục hoành độ (trục nhiệt độ) và người ta thừanhận rằng dưới giá trị K này, côn trùng sẽ không phát triển được. * Qui tắc của sự bền vững nhiệt độ 111 Trong khoảng nhiệt độ mà tốc độ phát triển thay đổi theo một đường thẳng, tíchcủa thời gian phát triển (D) và hiệu của nhiệt độ môi trường (T) và nhiệt độ tối thiểucủa ngưỡng sinh học (K) là một hằng số. D(T-K) = C (hằng số nhiệt độ) Hình V.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ (T) trên thời gian của sự phát triển (D) vàtrên tốc độ phát triển V (V=1/D) của một loài côn trùng. K = ngưỡng nhiệt độ tối thiểu(lý thuyết) của sự phát triển. Tm-TM = khoảng nhiệt độ mà trong khoảng này tốc độphát triển (V) biến thiên theo một đường thẳng. V = tốc độ phát triển. D = thời gianphát triển Nếu D được tính bằn ...

Tài liệu được xem nhiều: