Danh mục

Giáo trình: Côn Trùng Trong Nông Nghiệp - Mở đầu

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.40 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Côn trùng là nhóm động vật có số loài lớn nhất trong giới động vật, hàng trăm ngàn loài đã được mô tả và cho đến nay vẫn còn rất nhiều loài chưa được mô tả; không những số loài mà thành phần các cá thể trong loài cũng rất lớn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình: Côn Trùng Trong Nông Nghiệp - Mở đầu TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT GIÁO TRÌNHCÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP Phần A: CÔN TRÙNG ĐẠI CƯƠNG Biên Soạn: PGs. NGUYỄN THỊ THU CÚC Tiến sĩ chuyên ngành Sinh Học Động Vật 2009 THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CỦA GIÁO TRÌNH1. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Cúc Sinh năm: 1945 Cơ quan công tác: Bộ môn Bảo Vệ Thực vật Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ Địa chỉ email: nttcuc@ctu.edu.vn2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNGGiáo trình có thể dùng tham khảo cho những ngành: Trồng Trọt, Nông học, Bảo vệthực vật, sinh kỹ thuật nông nghiệp.Dùng cho các trường Đại học Nông nghiệpCác từ khóa dùng để tra cứu: Côn trùng, đại cương, hình thái, sinh học, sinh lý, sinhthái, gây hại, phân loại, nông nghiệp.Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: Khoa học về cây trồng, động vật học đạicương.Đã xuất bản in chưa, nếu có thì nhà xuất bản nào: Đã in thành giáo trình tại thư việnĐại học Cần thơ. 2 LỜI GIỚI THIỆU Môn học “Côn trùng nông nghiệp” là một môn học bắt buộc của các chuyênngành giảng dậy về Trồng Trọt, Nông Học, Bảo Vệ Thực Vật của các trường Đại HọcNông Nghiệp và một số ngành sinh học khác. Môn học gồm có hai phần chính: phần Alà “Côn trùng đại cương” và phần B là “Côn trùng chuyên khoa”. Giáo trình “Côntrùng Đại Cương” được xây dựng nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất chosinh viên, trước khi sinh viên chuyển sang nghiên cứu phần “Côn trùng chuyên khoa”.Nội dung của giáo trình “Côn trùng đại cương” bao gồm những kiến thức có liên quanđến các đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh học, sinh thái và phân loại côn trùng cũngnhư vai trò, tác động của côn trùng trong nông nghiệp nói riêng và đời sống con ngườinói chung. Để đáp ứng những nội dung nêu trên, ngoài phần mô tả khá chi tiết về các đặcđiểm hình thái cơ bản của côn trùng, giáo trình còn tập trung trình bày về các đặc điểmcó liên quan đến hoạt động sinh sống, phát sinh, phát triển cũng như các nguyên nhângây bộc phát của côn trùng, đặc biệt là của các các loại côn trùng gây hại hoặc có lợicho sự phát triển nông nghiệp. Để giúp cho sinh viên nghiên cứu phần “Côn trùng chuyên khoa” có hiệu quả,phần côn trùng đại cương cũng trình bày về các cách gây hại cũng như khả năng gâyhại trên cây trồng của côn trùng và tác động của các yếu tố môi trường (sinh học vàkhông sinh học) đến sự phát sinh và phát triển của côn trùng. Các đặc điểm về dòngsinh lý, tính kháng thuốc, pheromone, sự cân bằng sinh học cũng như ngưỡng gây hạicũng được đề cập trong chương nghiên cứu về sinh vật học côn trùng. Song song với các nội dung vừa nêu trên, để giúp cho sinh viên có thể phân biệtđược các đối tượng côn trùng (có hại hoặc có lợi cho nông nghiệp) nhằm có hướngphòng trị hoặc bảo vệ thích hợp, phần “Phân loại côn trùng” có trình bầy một khoáphân bộ (thành trùng và ấu trùng) khá chi tiết có thể giúp người nghiên cứu định danhđược những Bộ (nhóm) côn trùng hiện diện phổ biến trong điều kiện tự nhiên. Ngoàira trong chương “Phân loại côn trùng”, các bộ (Order) côn trùng quan trọng trongnông nghiệp như Orthopthera, Coleoptera, Lepidoptera, Hymenoptera, Lepidoptera,Diptera, Thysanoptera, Homoptera và Hemiptera cũng được trình bầy về các đặc điểmhình thái sinh học, sinh thái, cách sinh sống và gây hại. Trong từng bộ, các họ (family)phổ biến và quan trọng trên đồng ruộng cũng được mô tả khá chi tiết, giúp cho sinhviên có thể phân biệt được các họ khác nhau trong cùng một bộ, từ đó có thể phân biệtđược dễ dàng không những giữa các nhóm gây hại với nhau mà cả các nhóm côntrùng có lợi. Để cho sinh viên dễ dàng nghiên cứu giáo trình “Côn trùng đại cương”,trên 470 hình và bảng đã được minh họa. Bên cạnh một số hình ảnh tham khảo được từnhiều tài liệu ngoài nước, tác giả đã cố gắng đưa vào các hình ảnh cụ thể của các loàicôn trùng phổ biến trong nước. 3 Lĩnh vực nghiên cứu về côn trùng nói chung và côn trùng nông nghiệp nói riênglà một lĩnh vực rất rộng lớn và phong phú, vì vậy khi nghiên cứu về giáo trình này sinhviên cần phải tham khảo thêm các tài liệu chuyên sâu khác, có nội dung liên quan đếnHình thái, Sinh vật, Sinh lý, Sinh thái côn trùng, và cả phần phân loại và giám địnhcôn trùng. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về giáo trình này chỉ có thể đạt hiệu qủa tốtkhi được thực hiện song song với các buổi thực hành trong phòng thí nghiệm và khảosát ngoài đồng ruộng. Tác giả PGs. Nguyễn Thị Thu Cúc Tiến sĩ chuyên ngành Sinh Học Động Vật Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng Trường Đại Học Cần Thơ 4 MỤC LỤCTHÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ............................................................................................ 2LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................................ 3MỤC LỤC....................................................................................................................... 5MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 10 I- ...

Tài liệu được xem nhiều: