Danh mục

Giáo trình đào tạo thuyền trưởng hạng ba môn Điều động tàu 1 - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

Số trang: 73      Loại file: doc      Dung lượng: 1.38 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (73 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình đào tạo thuyền trưởng hạng ba môn Điều động tàu 1 do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng điều động tàu tự hành, hiểu biết các thiết bị liên quan đến điều động tàu, nguyên lý điều khiển tàu, các kỹ năng điều động tàu tự hành, công tác trực ca của thủy thủ và thuyền trưởng trên tàu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình đào tạo thuyền trưởng hạng ba môn Điều động tàu 1 - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM   GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO THUYỀN TRƯỞNG HẠNG BA MÔN ĐIỀU ĐỘNG TÀU 1       1            Năm 2014 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thuyền   viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Thông tư số 57/2014/TT­ BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.  Để  từng  bước  hoàn thiện giáo  trình  đào tạo thuyền viên, người  lái  phương tiện thủy nội địa,  cập nhật những kiến thức và kỹ  năng mới. Cục   Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn “Giáo trình điều động tàu   1”.  Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu,   giảng dạy, học tập. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Đường  thủy nội địa Việt Nam mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để  hoàn thiện nội dung giáo trình đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với công tác  đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.                                   CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM 2 GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun: Vận tải đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong  đó vận tải thủy đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành vận tải.   Vì vậy kiến thức và kỹ  năng điều động tàu là một phần rất cần thiết trong  ngành Điều động tàu thủy. Để có thể thực hiện tốt các nội dung của mô đun   này người học cần phải nắm được một số kiến thức về hội nhập nghề điều  động tàu thủy, tay lái cơ bản. Mục tiêu của mô đun: Cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng điều động tàu tự  hành, hiểu biết các thiết bị liên quan đến điều động tàu, nguyên lý điều khiển  tàu, các kỹ  năng điều động tàu tự  hành, công tác trực ca của thủy thủ  và  thuyền trưởng trên tàu. Mục tiêu thực hiện của mô đun: Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: ­ Nắm được những kiến thức và kỹ năng điều động tàu. ­ Hiểu biết và bảo dưỡng được những thiết bị liên quan đến điều động tàu. ­ Hiểu và nắm vững quán tính, vòng quay trở, những yếu tố  liên quan đến   điều động tàu để vận dụng linh hoạt trong những trường hợp cụ thể khi điều   động tàu. ­ Điều động tàu thành thạo trong những trường hợp đơn giản. ­ Tuân thủ  và thực hiện tốt những công việc và trách nhiệm của người trực   ca. 3 4 Chương 1  CÁC THIẾT BỊ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU ĐỘNG TÀU BÀI 1  BÁNH LÁI  Mã bài: MD09­1.1 MỤC TIÊU THỰC HIỆN:  Học xong bài này học viên có khả năng: ­ Biết được tác dụng của bánh lái trong quá trình điều động tàu. ̉ ́ ược câu tao cua banh lai. ­ Giai thich đ ́ ̣ ̉ ́ ́ ́ ́ ̣ ́ ́ ̀ ̉ ­ Phân tich cac loai banh lai trên tau thuy. ̉ ̉ ­ Kiêm tra va điêu chinh banh lai khi tàu ch ̀ ̀ ́ ́ ạy tới, tàu chạy lùi. NỘI DUNG CHÍNH: ­ Khái niệm về bánh lái. ­ Tác dụng của hệ thống lái. ­ Cấu tạo của bánh lái. ­ Các loại bánh lái. ­ Tác dụng của bánh lái khi tàu chạy tới, li. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1. Khái niệm về bánh lái: Bánh lái là thiết bị đặt phía sau chân vịt, chịu tác dụng của   dòng nước làm cho tàu chuyển động theo ý muốn của người điều  khiển  2. Tác dụng của hệ thống lái: Bánh lái Hệ  thống lái  là một  hệ  thống quan trọng dùng  để   điều  khiển tàu đi theo hướng đi đã định, đảm bảo tính phương hướng   của tàu hoặc chuyển mũi tàu sang một hướng đi mới 3. Cấu tạo của bánh lái: ­ Bánh lái bao gồm có mặt phẳng lái và cuống lái.  5 ­ Trên những tàu nhỏ, xuồng thì bánh lái là một tấm gỗ hay kim loại   phẳng. Trên những tàu lớn bánh lái có tiết diện hình lưu  Cuống lái tuyến (hình giọt nước).  ­ Diện tích bánh lái lớn hay nhỏ  phụ  thuộc vào kích  Mặt lái thước, tốc độ  tàu và độ  lớn của đường kính quay trở  mà ta mong muốn. Nếu tốc độ  của tàu nhỏ  hoặc yêu  cầu tàu có đường kính quay trở  nhỏ  thì diện tích mặt  bánh lái phải lớn. Người ta xác định độ  lớn của diện tích mặt bánh lái  (S) bằng công thức sau:                   S = LT / K (m2) Trong đó:  ­ L: là chiều dài của tàu ­ T: là chiều cao mớn nước tàu  ­ K: là hệ số tùy thuộc theo loại tàu (Bảng 1) Bảng 1 – Hệ số K của một số loại tàu. Loại tàu  Hệ số K Tàu khách  1,4 ÷ 1,7 Tàu hàng khô 1,6 ÷ 2,2 Tàu dầu  1,3 ÷ 1,9 Tàu kéo 3,0 ÷ 6,0 Tàu cá 2,5 ÷ 5,5 4. Các loại bánh lái: Tuỳ theo loại tàu mà ta có các loại bánh lái sau:    Bánh lái thường Bánh lái bù trừ     Bánh lái nửa bù trừ  ...

Tài liệu được xem nhiều: