Cơ chế gây độc của Aflatoxin B1 ở mức tế bào gan Một số chất chuyển hoá của Aflatoxin thường hay gây độc, gây ung thư và quái thai hơn là bản thân Aflatoxin . Nhiễm độc cấp tính Aflatoxin B1 có liên quan đến sự chuyển hoá của Aflatoxin B1 thánh 2,3 - dihydrodiol (Aflatoxin B1 - dhd) ở trong gan. Dẫn xuất này ức chế quá trình tổng hợp protein. Điều nàygóp phần giải thích hiện tượng hoại thư gan dẫn đến chết ở người và động vật. Aflatoxin G1 cũng có thể tạo thành 1...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình độc chất học part 8 127 Đây là hậu quả cuối cùng của các giai đoạn trên. Hình 6.5: Cơ chế gây độc của Aflatoxin B1 ở mức tế bào gan Một số chất chuyển hoá của Aflatoxin thường hay gây độc, gây ung thư và quái thaihơn là bản thân Aflatoxin . Nhiễm độc cấp tính Aflatoxin B1 có liên quan đến sự chuyển hoácủa Aflatoxin B1 thánh 2,3 - dihydrodiol (Aflatoxin B1 - dhd) ở trong gan. Dẫn xuất này ức chếquá trình tổng hợp protein. Điều nàygóp phần giải thích hiện tượng hoại thư gan dẫn đến chếtở người và động vật. Aflatoxin G1 cũng có thể tạo thành 1 Schiff’s base. Nhưng Aflatoxin B2 và G2 khôngtrực tiếp tạo thành các dẫn xuất dihydrodiol (trước tiên chúng phải được oxyhoá), vì vậychúng kém độc hơn. Lượng Aflatoxin gắn với AND (in vivo) phản ánh tính mẫn cảm của các loài độngvật với quá trình ung thư do Aflatoxin gây ra. Bản chất của sự chuyển hoá chưa được giảithích rõ, có thể do dẫn xuất 2 - 3 epoxide (chất có hoạt tính) được hình thành một cáchtạm thời (in vivo). Hoặc Aflatoxin B1 - dhd được sinh ra một cách gián tiếp qua chất trunggian 2 - 3 epoxide. 127 128 Aflatoxin B1 (có một nửa vinyl - ether) có thể hình thành một cách trực tiếp epoxide,còn Aflatoxin B2, G2 chỉ hình thành các chất chuyển hoá tương tự một cách gián tiếp. Hình 6.6: Cơ chế gây độc cấp tính của Aflatoxin B1 Bệnh Aflatoxicosis ở một số loài gia súc, gia cầm Độ mẫn cảm với Aflatoxin của các loài gia súc, gia cầm được xếp theo thứ tự giảmdần như sau: Gia cầm > lợn > trâu, bò > dê, cừu Trong các loài gia cầm: Vịt con > gà tây > ngỗng > trĩ > gà giò Patterson (1981) đã xác định LD50 của Aflatoxin B1 theo bảng sau: Bảng 6.3: LD50 của Aflatoxin B1 ở một số loài động vật Loài gia súc, gia cầm LD50 (mg/kg) Thỏ 0,30 - 0,50 Vịt con 0,30 - 0,60 Mèo 0,55 Lợn 0,62 Chó 1,00 Chuột lang 1,40 - 2,00 Cừu 2,00 Khỉ 2,20 128 129 Gà 6,50 - 16,00 Chuột nhắt 9,00 Chuột đồng 10,00 Nhiễm độc Aflatoxin có thể ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Khi nhiễm độc cấptính, con vật có thể chết nhanh hoặc chậm tuỳ theo sự mẫn cảm đặc trưng của từng loài.Kiểm tra bệnh tích thấy gan màu vàng nhạt, sưng, thuỳ gan bên trái bị ảnh hưởng nhiềuhơn. Có hiện tượng tăng sinh và thoái hoá tế bào gan, xuất huyết ở ruột và hoại tử ở lớpbiểu mô tiểu cầu thận. Súc vật bị nhiễm độc Aflatoxin mãn tính thể hiện các triệu chứng: Kém ăn, chậm lớn,giảm tăng trọng. Gan bị biến đổi nhiều nhất (tụ máu, có những vùng chảy máu và hoại tử). ởgia súc, vịt con, gà tây có những đặc trưng là tăng sinh biểu mô ống dẫn mật. * Aflatoxicosis ở động vật nhai lại Triệu chứng nổi bật ở trâu bò bị nhiễm độc Aflatoxin là giảm tăng trọng. Bê 15 - 8tuần ăn thức ăn nhiễm Aflatoxin B1 (2000 ppb) sau một tháng đã thấy giảm tăng trọng so vớiđối chứng. Sau ba tháng, ở những con bị nhiễm độc thấy có các hiện tượng sau: khô mũi, lôngdựng, da xù xì. Từ 16 - 25 tuần tuổi xuất hiện các triệu chứng: nghiến răng, các vết thương ởbụng, ỉa chảy phân lẫn máu và niêm mạc. Bê bị nhiễm độc Aflatoxin hàm lượng 700 - 1000 ppb đều giảm tăng trọng, khối lượnggan, thận tăng. Các tổn thương gan ở bê chủ yếu là xơ gan có báng kèm theo phù thũng nộitạng. Khoảng tháng thứ tư bị nhiễm độc có biểu hiện hoại tử ở trung tâm các tế bào gan, tăngsinh ống mật và tắc tĩnh mạch giữa tiểu thuỳ. Các biến đổi hoá sinh quan trọng nhất là tănghoạt độ của phosphataza kiềm trong huyết thanh trong 12 tuần đầu. ở trâu bò, trong dạ cỏ, Aflatoxin làm giảm sự phân huỷ celuloza, giảm rất rõ tỷ lệ acidacetic/acid propionic trong quá trình lên men (in vitro) của cỏ khô trong dịch dạ cỏ. Trâu bò và các động vật nhai lại trưởng thành khác có sức đề kháng tốt nhất vớiAflatoxin. Chúng chỉ bị chết khi nhiễm độc hàm lượng Aflatoxin B1 đặc biệt cao (60 mg/kg). Sảnlượng sữa ở bò cái chỉ bị ảnh hưởng khi thức ăn bị nhiễm độc từ 2,5 mg/kg. * Aflatoxicosis ở lợn Nhiễm độc thể cấp tính xảy ra khi cho lợn uống Aflatoxin với liều vượt quá 0,2mg/kgthể trọng. Quan sát thấy cácc biểu hiện lâm sàng sau: Suy nhược cơ thể, cơ yếu, chi run rẩy,bỏ ăn, khát kéo dài, chảy máu trực tràng và chết. Thể nhiễm độc mãn tính, biểu hiện ở dạng lâm sàng và hạ lâm sàng. Lợn được cho ănthức ăn chứa 0,5 mg/kg sẽ chậm lớn, giảm tiêu hoá thức ăn nhưng chưa có các biến đổi ở gan.Tổn thương gan được phát hiện ở những trường hợp nhiễm độc do thức ăn chứa 0,8 mgAflatoxin/kg. Những giai đoạn cuối của nhiễm độc mãn tính con vật lưng uốn cong, gục đầu,ủ rũ và vàng da. Những con nhiễm độc Aflatoxin dạng nhẹ có thể khó phát hiện. Các triệuchứng đặc trưng ở lợn nhiễm độc Aflatoxin gồm ataxia (mất điều hoà cơ), sa niêm mạc trựctràng, sốt vàng, biếng ăn và sút cân khi liều Aflatoxin vượt 0,1 mg/kg. Trong nhiễm độc thực nghiệm thấy có hiện tượng nhiễm mỡ gan, tăng s ...