Danh mục

Giáo trình Dược lý: Phần 2 - DS. Lê Thị Đan Quế, BS. Nguyễn Văn Thịnh

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 585.06 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (89 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Dược lý thuộc chương trình trung cấp nghề do DS. Lê Thị Đan Quế và BS. Nguyễn Văn Thịnh biên soạn. Nội dung phần 2 trình bày 8 nội dung cuối cùng đó là: thuốc chữa bệnh thiếu máu, thuốc cầm máu; thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa; hormon và nội tiết tố; thuốc kháng sinh và Sulfamid;...Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Dược lý: Phần 2 - DS. Lê Thị Đan Quế, BS. Nguyễn Văn ThịnhThuốc chữa bệnh thiếu máu, cầm máu. Trang 60 THUỐC CHỮA BỆNH THIẾU MÁU – CẦM MÁU DS. Lê Thị Đan Quế BS.CKI. Nguyễn Văn ThịnhMỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được bảng phân loại các thuốc chữa thiếu máu, cầm máu. 2. Nêu chỉ định và chống chỉ định của một số biệt dược thông dụng.ĐẠI CƯƠNG Máu được tạo bởi nhiều loại tế bào gọi là huyết cầu và chất dịch gọi là huyết tương. Thiếu máu là tình trạng giảm khối lượng tế bào máu lưu thông, xác định dựa vào chỉ số xét nghiệm giảm hematocrit, giảm nồng độ hemoglobin hay giảm số lượng hồng cầu. Các biểu hiện thiếu máu là do giảm khả năng vận chuyển oxy. 3 nhóm nguyên liệu chính tham gia sản xuất hồng cầu là: sắt, protein và vitamin B9, B12. Thuốc chữa thiếu máu cung cấp các nguyên liệu trên và kích thích quá trình sản xuất hồng cầu của tuỷ xương. Thuốc cầm máu là những chất có tác dụng ngăn cản hoặc hạn chế sự chảy máu ra khỏi thành mạch khi bị tổn thương. Thuốc cầm máu gồm 3 loại: - Thuốc tham gia trực tiếp quá trình đông máu: Calcicloric, Calcigluconat … - Thuốc tham gia gián tiếp quá trình đông máu: Vitamin K … - Thuốc cầm máu tạm thời theo cơ chế co mạch: Ergometrin, Ergotamin, Glanduitrin, Oxytocin …CÁC THUỐC CHỮA THIẾU MÁU 1. Vitamine B12: Vitamin B12 còn có tên là Cyanocobalamin hay vitamin L2. Có nhiều trong gan động vật, sữa, lòng đỏ trứng, không có trong thực vật. Một số vi khuẩn đường ruột có khả năng tổng hợp vitamin B12 nhưng không đủ cung cấp cho cơ thể. Để hấp thu vitamin B12 qua ruột cần phải có yếu tố nội tại. Yếu tố này được tiết bởi tế bào thành ở dạ dày. Chỉ định: thiếu vitamin B12 ở người lớn, thiếu máu ác tính, đau dây thần kinh, trẻ chậm lớn, suy nhược do thiếu vitamin B12. Không dùng trong giai đoạn ung thư tiến triển, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân, mẫn cảm với vitamin B12.DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 61 Thuốc chữa bệnh thiếu máu, cầm máu. Không dùng vitamin B12 cho người bệnh Leber sớm (bệnh teo thần kinh thịgiác do di truyền) vì sẽ làm teo nhanh thần kinh thị giác. Các chế phẩm:- Cyanocobalamin: biệt dược Redisol, Rubramin …- Hydroxocobalamin: biệt dược Codroxomin, Hydroxo. Thải trừ chậm hơn, ngoài các chỉ định trên còn dùng để giải độc cyanid.2. Vitamine B9: Vitamin B9 còn có tên là acid folic hay vitamin L1. Acid folic có nhiều trong men bia, thịt, gan, lòng đỏ trứng, rau xanh. Acidfolic hấp thu dễ dàng qua ruột, tích trữ với lượng vừa phải vì vậy nếu ngưng cungcấp từ thực phẩm sẽ bị thiếu máu trong vài tháng. Chỉ định:- Thiếu máu hồng cầu to..- Phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh..- Thiếu máu tán huyết. Không dùng trong thiếu máu ác tính, người có khối u phụ thuộc folat. Cầnchẩn đoán rõ nguyên nhân thiếu máu trước khi dùng thuốc vì nếu thiếu vitaminB12 mà dùng vitamin B9 các tổn thương thần kinh sẽ trầm trọng hơn. Một số chế phẩm: Folvite, Leucovorin …3. Sắt: Liều dùng điều trị thiếu máu trung bình hàng ngày là 200-400mg sắtnguyên tố. Sắt thường được uống lúc bụng đói để tránh tương tác với thức ăn, đặcbiệt là sữa. Các chế phẩm thường dùng bao gồm:- Sắt II sulfat.- Sắt II oxalat.- Ferrous gluconat.- Ferrous fumarat.- Sắt dextrans.- Phức hợp sắt - Sucrose: Venofer.- Phức hợp Gluconat Natri-Sắt: Ferrlecit. Giáo trình Dược lýThuốc chữa bệnh thiếu máu, cầm máu. Trang 62CÁC THUỐC CẦM MÁU 1. Calci clorid: Calci cần thiết cho nhiều quá trình sinh học, thuốc có tác dụng giúp hình thành và làm bền vững cục máu đông, giảm quá trình thẩm thấu thành mạch nên có tác dụng cầm máu dưới da. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng chống dị ứng, điều chỉnh các chứng giảm calci máu. Chỉ định: - Co giật do hạ calci máu, co thắt thanh quản do hạ calci máu, cơn tetani. - Dự phòng xuất huyết trong các trường hợp chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết dạ dày, xuất huyết dưới da. - Quá liều thuốc chẹn calci, ngộ độc ethylen glycol, tăng Mg2+, K+. - Trẻ em chậm mọc răng, chậm lớn, co giật do hạ Calci máu. Không dùng trong tăng calci máu, tăng calci niệu, sỏi mật, sỏi thận, đang dùng Digitalis. Không tiêm bắp hay tiêm dưới da. Tránh dùng liều cao ở người suy thận, thường xuyên kiểm tra calci máu, calci niệu. 2. Vitamin K1: Vitamin K1 còn có tên khác là Phytomenadiol, -phyloquinon. Thuốc được chỉ định cho trường hợp thiếu vitamin K, chuẩn bị phẫu thuật gan mật, giải độc khi quá l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: