Danh mục

Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Đông

Số trang: 180      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.46 MB      Lượt xem: 44      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 37,000 VND Tải xuống file đầy đủ (180 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp: Phần 1 gồm nội dung 5 chương đầu của giáo trình. Nội dung phần này thể hiện các vấn đề cơ bản của lý thuyết hạch toán kế toán, hạch toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp, hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương, tình hình thanh toán với người lao động và các nội dung khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Đông Chủ biên: PGS. TS. NGUYẺN TH Ị ĐÔNG HẠCH TOÁN KÉ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀ NỘI - NĂM 2008 Chương 1 NHỮNG VẨN ĐỀ C ơ BẢN CỦA LÝ THUYẾT HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 1.1- BẢN CHÁT VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 1.1.ỉ- Bản chất của hạch toán kế toán 1.1.1.1. S ự cần thiết khách quan củấ Hụch toán và hạch toán kế toán Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Quá trình sản xuất chính là hoạt động tự giác và có ý thức của con người nhằm biến các vật thể tự nhiên thành các vật phẩm có ích phục vụ mình. Xét trong một quá trình liên tục và đổi mới không ngừng, quá trình sản xuất đồng thời là quá trình tái sản xuất. Để thực hiện nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao, cần phải định hướng quá trình sản xuất và tổ chức tíiực hiện theo những hướng đã định. Vì vậy, xuất hiện nhu cầu tất yếu phải thực hiện'chức năng quản lý hoạt động sàn xuất kinh doanh. Như vậy, sự cần thiết phải giám đốc và quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không phải chỉ là nhu cầu mới được phát sinh gần đây mà thực ra đã có từ rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Xã hội loài người càng phát triển thì mức độ quan tâm của con người đên hoạt động sản xuất càng tăng, nghĩa là càng cần thiết phải tăng cường quản lý sàn xuất. Để quản lý được các hoạt động kinh tê cân phải có thông tin. Thông tin cung câp cho quản lý được thu thập từ rât nhiêu nguồn khác nhau, bàng nhiều cách khác nhau. Song việc quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các hoạt động là một trong các phương pháp thu thập thông tin chủ yếu. Quan sát các quá trình và hiện tượng kinh tế là giai đoạn đầu tiên của việc phản ánh và giám đốc quá trình tái sản xuất xã hội. Đo lường mọi hao phí trong sản xuất và kết quả của sản xuất là việc biểu hiện những đối tượng đó bằng các đơn vị đo lường thích hợp (thước đo hiện vật, thước đo lao động, thước đo bàng tiền). Tính toán là quá trình sử dụng các phép tính, các phương pháp tổng hợp phân tích để xác định các chỉ tiêu cần thiết, thông qua đó để biết được tiến độ thực hiện các mục tiêu, dự án và hiệu quả của hoạt động kinh tế. Ghi chép là quá trình thu thập, xử lý và ghi lại tinh hình, kết quả của các hoạt động kinh tế trong từng thời kỳ, từng địa điểm phát sinh ứieo một trật tự nhất định. Qua ghi chép •có thể thực hiện được việc phàn ánh và kiểm tra toàn diện, có hệ thống các hoạt động sản xuất xã hội. Việc quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế nói trên nhằm thực hiện chức năng phản ánh và giám sát các hoạt động kinh tế gọi là hạch toán. Vì vậy, hạch toán là nhu cầu khách quan của xã hội và là công cụ quan trọng phục vụ cho quản lý kinh tế. Có thể nội, hạch toán là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế, nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn. Hệ thống thông tin hạch toán là tỉòlig thông tin thực hiện (dòng thông tin vào) bao gồm 3 loại hạch toán: hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê và hạch toán kể toán. Trong đó, hạch toán kế toán là phân hệ cung cấp thông tin chủ yếu cho quàn lý. Như vậy, sự ra đời của hạch toán nói chung và hạch toán kế toán nói riêng là một yếu tô khách quan xuât phát từ nhu câu của sản xuât và quản lý đòi hỏi. 1.1.1.2. Thước đo dùng trong hạch toán Các hoạt động và quá trình kinh tế-xã hội rất đa dạng và phong phú, đê lưọíng hoá được chúng, hạch toán sử dụng nhiêu loại thước đo khác nhau tuỳ theo đổi tượng phản ánh và yêu cầu của người sử dụng thông tin hạch toán. Trong hạch toán thường sử dụng 3 loại thước đo: Hiện vật, lao động, giá trị. Thước đo hiện vật là sử dụng đơn vị đo lường vật lý tuỳ thuộc và tính tự nhiên của đối tượng được tính toán như; trọng lượng (kg, tạ, tấn...), diện tích (ha...), độ dài (mét...), thể tích Thước đo hiện vật cho phép hạch toán có thể đo lường chính xác từng đổi tượng riêng biệt, nhưng không thể sử dụng nó để xử lý các thông tin ban đầu thành thông tin tổng hợp của nhiều đối tượng. Thước đo lao động là sử dụng các đơn vị về thời gian như ngày công, giờ công để đo lường các đối tượng hạch toán. Thước đo lao động thường chỉ được sử dụng để đo lường hao phí lao động sống để tính toán các chỉ tiêu về năng suất lao động trong các doanh nghiệp, các tổ chức. Thước đo giả trị là sử dụng đon vị tiền tệ để đo lường đối tượng. Thước đo giá trị có ưu điểm lớn là giúp cho hạch toán có thể tổng hợp được thông tin từ các thông tin ban đầu về các đối tượng riêng biệt. Song, hạn chế của việc sử dụng thước đo giá trị là lựa chọn đơn vị tiền tệ phù hiệu nên độ lớn của nó bị chi phôi bởi tình hình lạm phát, do đó trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thước đo giá trị đã làm giảm tính chính xác của thông tin do hạch toán cung cấp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: