Danh mục

Giáo trình Kế toán thuế (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.43 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kế toán thuế có kết cấu gồm 7 chương. Phần 2 giáo trình Kế toán thuế trình bày nội dung chương 5 trở đi, bao gồm: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán thuế thu nhập cá nhân; kế toán phí, lệ phí và các khoản thu khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kế toán thuế (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Chương 5 gồm 3 nội dung: 5.1. Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp 5.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 5.3 Câu hỏi và bài tập vận dụng. Mục tiêu chung: Giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp như đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, và thu nhập được miễn thuế, và căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời giúp học viên xác định phương pháp hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Và giúp học viên nắm rõ thời hạn kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào để từ đó vận dụng vào thực tế một cách phù hợp Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp - Đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, căn cứ tính thuế TNDN - Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp - Chứng từ, tài khoản và phương pháp hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp 5.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 5.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp. 5.1.1.1 Khái niệm Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp( một số nước gọi là thuế thu nhập công ty) ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau đây: - Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội. - Thuế TNDN là một trong các nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước và có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nên kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, đầu tư gia tăng, thu nhập của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư tăng lên làm cho khả năng huy động nguồn tài chính cho nhà nước thông qua thuế TNDN ngày càng ổn định và vững chắc. - Xuất phát từ yêu cầu phải quản lý các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định, thông qua việc quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, sử dụng thuế suất và các ưu đãi thuế TNDN, nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô. 124 5.1.1.2 Đặc điểm So với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác thì thuế thu nhập doanh nghiệp có một số đặc điểm như sau: Thứ nhất, thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là “người” chịu thuế. Thứ hai, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế GTGT, thuế TTĐB là một số tiền cộng thêm vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ, người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ là người tập hợp thuế và nộp vào kho bạc, bởi vậy, nó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng hàng hóa. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN. Thứ ba, thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập mà các cá nhân được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết… là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân. Thứ tư, tuy là thuế trực thu song thuế thu nhập doanh nghiệp không gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế thu nhập cá nhân vì nó khá mơ hồ đối với người chịu thuế. Ở các nước tuy có sự khác nhau về phạm vi bao quát, đối tượng áp dụng, các mức thuế suất hoặc các ưu đãi thuế TNDN, nhưng trong cách thiết lập thuế TNDN đều quán triệt các nguyên tắc cơ bản nhất định. 5.1.2 Nguyên tắc thiết lập thuế thu nhập doanh nghiệp Thứ nhất, thuế TNDN phải bao quát được mọi khoản thu nhập phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp. Việc bỏ sót nguồn thu không chỉ làm ảnh hưởng tới thu NXNN mà còn vi phạm nguyên tắc công bằng khi đánh thuế. Tuy nhiên còn vi phạm nguyên tắc công bằng khi đánh thuế. Tuy nhiên, khi thiết kế thuế TNDN, tùy thuộc vào mục đích điều tiết hoặc các mục đích khác trong quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, theo quy định của pháp luật có những khoản thu nhập không trong phạm vi điều tiết của thuế TNDN, hoặc tạm thời chưa nằm trong phạm vi điều tiết của thuế TNDN. Thứ hai, thống nhất cách xác định thu nhập chịu thuế. Để xác định chính xác thu nhập chịu thuế và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế TNDN cần có sự thống nhất trong cách xác định thu nhập chịu thuế. Một số nhà kinh tế đưa ra quan điểm đánh thuế TNDN đối với toàn bộ thu nhập của các nhà đầu tư đó là thu nhập bằng tiền mặt và cả phần lãi vốn đầu tư, dù lãi đó đang ở dạng tiềm ẩn (có thể nhận được trong tương lai theo định nghĩa thu nhập hoàn chỉnh của Haig- Simons). 125 Về phương diện lý thu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: