Danh mục

Giáo trình Kiểm lâm

Số trang: 236      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.01 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (236 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kiểm lâm được biên soạn nhằm mục đích giúp cho học viên nắm vững chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức Kiểm lâm; nhiệm vụ, quyền hạn của công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn; nâng cao trách nhiệm cá nhân tham mưu giúp chủ tịch UBND cấp xã thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kiểm lâmGiáo trình kiểm lâm Bài 1 Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức Kiểm lâm Nhiệm vụ và quyền hạn công chức kiểm lâm địa bànA/ Mục đích: Giúp cho học viên nắm vững chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chứcKiểm lâm; nhiệm vụ, quyền hạn của công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn –Nâng cao trách nhiệm cá nhân tham mưu giúp chủ tịch UBND cấp xã thựchiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quảnlý lâm sản.B/ Yêu cầu: Sau khoá tập huấn, học viên hiểu được chức năng nhiện vụ của kiểmlâm, cụ thể hoá được công việc theo từng nhiệm vụ của kiểm lâm phụ tráchđịa bàn; xây dựng, thực hiện tốt kế hoạch công tác năm; Nâng cao hiệu suấtcông tác, hiệu quả kinh tế, góp phần thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ và Pháttriển rừng trên địa bàn được phân công phụ trách.C/ Nội dung: I/ NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ 1- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi được Quốc Hội khoá XIthông qua ngày 10/11/2004 2- Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ côngchức - số 11/2003PL-UBTVQH11. 3- Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướngChính phủ (được thay thế bằng QĐ 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 củaThủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảovệ rừng) 4- Thông tư số 94/2001/TT-BNN-TCCB ngày 21/9/2001 của Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực hiện QĐ 245/1998/QĐ-TTg ngày21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ quan thuộc ngành Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn ở cấp tỉnh, huyện. 5- Quyết định số 105/2000/QĐ-BNN-KL ngày 17/10/2000 của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về nhiệm vụ của công chức kiểm lâm phụtrách địa bàn. (QĐ 83/2007/QĐ- BNN ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng BộNN&PTNT Về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã) 6- Quyết định số 94/2000/BNN-KL ngày 24/8/2000 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý, sử dụng vũkhí quân dụng và công cụ hỗ trợ trong lực lượng Kiểm lâm. II/ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC KIỂM LÂM 1/ Chức năng: Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước cóchức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và Chủtịch UBND các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảmchấp hành pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển rừng. 2/ Nhiệm vụ: 2.1- Nhiệm vụ chung: 1. Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng,chống các hành vi vi phạm pháp luật về rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. 2. Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồidưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng. 3. Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng,lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hànhvi vi phạm pháp luật về rừng. 4. Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợpvới Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượngquần chúng bảo vệ rừng. 5. Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyênngành phòng cháy, chữa cháy rừng. 6. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị ngườikhác xâm hại. 7. Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọngđiểm. 8. Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểmsoát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng. 2.2- Nhiệm vụ cấp Chi cục Kiểm lâm: a) Nắm tình hình tài nguyên rừng, việc quản lý bảo vệ rừng ở địaphương. Đề xuất với UBND tỉnh kế hoạch, biện pháp tổ chức, chỉ đạo thựchiện việc quản lý, bảo vệ tốt tài nguyên rừng và lâm sản ở địa phương. b) Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ, quy chế, quy tắccủa Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản ở địa phương. c) Trực tiếp chỉ đạo các Hạt kiểm lâm, Hạt phúc kiểm lâm sản thựchiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, tuần tra rừng, kiểm tra, thanh tra và xử lýtheo thẩm quyền các vi phạm về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản ởđịa phương. d) Quản lý những diện tích rừng ở địa phương chưa giao cho tổ chức,cá nhân quản lý, sử dụng. đ) Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về quản lý bảo vệrừng và vận động nhân dân bảo vệ, phát triển vốn rừng. Hướng dẫn chỉ đạoviệc xây dựng lực lượng và hoạt động của lực lượng quần chúng bảo vệ rừngở cơ sở. e) Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng nghiệp vụ vàxây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho lực lượng kiểm lâm ở địa phương theohướng dẫn của Bộ Lâm nghiệp. g) Phát hiện và đề xuất với chủ tịch UBND tỉnh xử lý những quy địnhcủa các cấp chính quyền và các cơ quan trong tỉnh có những nội dung tráipháp luật và các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng. h) Phối hợp với UBND huyện xây dựng phương án, kế hoạch quản lýrừng, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện và chỉ đạo thực hiện tốt các phương án,kế hoạch đó. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: