Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất: Phần 2 - TS. Đô Thị Lan, TS. Đô Anh Tài
Số trang: 112
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.09 MB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp theo phần 1, phần 2 của cuốn Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất trình bày về các phương pháp phân tích kinh tế đất; đánh giá hiệu quả sử dụng đất; thị trường nhà đất và công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Mời các bạn tham khảo để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất: Phần 2 - TS. Đô Thị Lan, TS. Đô Anh Tài Chương IV PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ ĐẤT Đất đai giữa các vùng trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia đều có sự khác nhau trên nhiều khía cạnh như vị trí tương đối, tính chất đất khả năng sử dụng, hàm lượng chất hữu ích có trong đất, về điều kiện sản xuất kinh doanh khác v.v... Do đó mà kết quả cũng như hiệu quả kinh tế thu được trên đất cũng sẽ khác nhau (với cùng mức chi phí, trình độ công nghệ). Khi nghiên cứu về kinh tế các nguồn lực nói chung và kinh tế đất nói riêng chúng ta cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau để đánh giá đúng đắn kết quả và hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực này. Nhiều phương pháp khác nhau đã được áp dụng và có thể áp dụng được trong nghiên cứu và phân tích nguồn lực đất. ở đây chúng ta có thể chia ra làm 2 nhóm: l) Nhóm phương pháp nghiên cứu vĩ mô như GIS, ảnh viễn thám; 2) Nhóm các phương pháp nghiên cứu phân tích vi mô như lợi thế so sánh, các phương pháp định lượng và áp dụng các mô hình toán học v.v... Trong chương này chúng ta sẽ lần lượt làm quen và giới thiệu về các phương pháp đó và khả năng ứng dụng của chúng. Trong các học thuyết về thương mại quốc tế, người ta chia lợi thế thành hai dạng: lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối (hay lợi thế so sánh). 4.1. LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI Để hiểu được lợi thế tuyệt đối gắn liền với đất đai, hãy xem xét một số ví dụ về sản xuất nông nghiệp - một ngành mà đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thiếu được . Ví dụ: Để sản xuất được một đơn vị sản phẩm của 2 loại hàng hoá là gạo và cà phê, chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm mỗi loại ở hai quốc gia khác nhau như sau (tính bằng đơn vị chi phí): Quốc gia A Quốc gia B Gạo 1 3 Cà phê 4 2 Trong ví dụ trên, xét về yếu tố chi phí để cùng sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thì quốc gia A có chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm gạo ít hơn so với quốc gia B do vậy chúng ta thấy quốc gia A có lợi thế hơn quốc gia B về sản xuất gạo. Đây là lợi thế tuyệt đối vì chi phí sản xuất gạo ở bên A rẻ hơn. Ngược lại với cà phê thì quốc gia B lại có lợi thế tuyệt đối. Cũng có thể ở một vùng hay một nước có lợi thế tuyệt đối đối 93 với một sản phẩm nào đó thì chi phí sản xuất ra sản phẩm ở đó rẻ hơn so với các vùng hoặc nước khác. Như vậy chúng ta có thể định nghĩa lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm là do điều kiện tự nhiên hoặc cũng có thể là do các tác động nhân tạo của quốc gia đưa lại Những lợi thế do điều kiện tự nhiên hoặc điều kiện sản xuất thuận lợi hơn làm cho việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá ở nước đó hay vùng đó có giá thành rẻ hơn so với các nước khác, vùng khác. Lợi thế tuyệt đối do những điều kiện tự nhiên sản xuất thuận lợi hơn là cơ sở ban đầu cho thương mại quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của thương mại quốc tế, vai trò của lợi thế tuyệt đối ngày càng giảm dần. Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hoá các quan hệ kinh tế như hiện nay. Xu thế đó đã làm cho thương mại không bị giới hạn nhờ lợi thế tuyệt đối giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển - những nước mà hầu hết các sản phẩm nói chung và sản phẩm nông nghiệp nói riêng sản xuất ra đều không có lợi thế tuyệt đối so với các nước phát triển. Nền thương mại hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở lợi thế tương đối. 4.2. LỢI THẾ TƯƠNG ĐỐI Thuyết lợi thế tương đối tồn tại ở nơi mà chi phí cơ hội để sản xuất những mặt hàng khác nhau ở mỗi nước (mỗi vùng) thì khác nhau. Thuyết lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) được nhà kinh tế học người Anh Davit Ricardo đề ra vào năm 1817. Chi phí cơ hội của mỗi sản phẩm là giá trị những sản phẩm khác mà người ta phải từ bỏ để làm thêm một đơn vị sản phẩm hiện có. Chi phí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối để làm ra các sản phẩm khác nhau Ví dụ: Có hai khu vực (hai nước) sản xuất hai sản phẩm thì lợi thế tương đối chỉ tồn tại nếu chi phí cơ hội cận biên để sản xuất ra một trong hai sản phẩm ở hai khu vực (hai nước) là khác nhau. Trong trường hợp đó, mỗi khu vực sẽ có lợi thế tương đối ở một trong hai sản phẩm và sẽ kiếm được lời bằng chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm này và bán đi một sản phẩm ấy để đổi lấy sản phẩm kia. Như vậy nội dung của thuyết lợi thế tương đối là: các vùng (hay các nước) chuyên môn hoá trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ làm ra với chi phí cơ hội thấp hơn so với các vùng khác (hay nước khác). Thuyết lợi thế tương đối được ứng dụng trong các điều kiện chủ yếu sau đây: - Mỗi vùng có khối lượng tài nguyên cố định được coi là loại đầu vào duy nhất và quyết định sản lượng tối đa loại sản phẩm có thể làm ra được. - Do trình độ kỹ thuật sản xuất khác nhau làm cho chi phí sản xuất tương đối ở mỗi vùng (hoặc mỗi nước) khác nhau, nghĩa là có sự chênh lệch về năng suất lao động tương đối. - Không có hiệu quả kinh tế theo quy mô nên chi phí sản xuất của đơn vị sản 94 phẩm không biến động theo sản lượng. - Khối lượng và tài nguyên được sử dụng hết. - Trong thương mại không có chi phí vận chuyển và chi phí giao dịch thị trường luôn luôn có cạnh tranh. Tuy nhiên trong các điều kiện đó không nhất thiết phải có điều kiện về chi phí sản xuất của đơn vị sản phẩm không biến đổi theo sản phẩm, chi phí vận chuyển và chi phí giao dịch không có trong thương mại. Để hiểu được thuyết lợi thế tương đối, có thể xem ví dụ đơn giản sau đây: Có hai loại sản phẩm nông nghiệp là lúa và ngô. Với hai vùng sản xuất là A và B (hay quốc gia). Vùng B ở vào lợi thế không thuận lợi nên năng suất cây trồng ở vùng B thấp hơn vùng A. Mỗi vùng dành ra 10.000 ha đất để sản xuất một loại sản phẩm, năng suất cây trồng ở hai vùng như sau: ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất: Phần 2 - TS. Đô Thị Lan, TS. Đô Anh Tài Chương IV PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ ĐẤT Đất đai giữa các vùng trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia đều có sự khác nhau trên nhiều khía cạnh như vị trí tương đối, tính chất đất khả năng sử dụng, hàm lượng chất hữu ích có trong đất, về điều kiện sản xuất kinh doanh khác v.v... Do đó mà kết quả cũng như hiệu quả kinh tế thu được trên đất cũng sẽ khác nhau (với cùng mức chi phí, trình độ công nghệ). Khi nghiên cứu về kinh tế các nguồn lực nói chung và kinh tế đất nói riêng chúng ta cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau để đánh giá đúng đắn kết quả và hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực này. Nhiều phương pháp khác nhau đã được áp dụng và có thể áp dụng được trong nghiên cứu và phân tích nguồn lực đất. ở đây chúng ta có thể chia ra làm 2 nhóm: l) Nhóm phương pháp nghiên cứu vĩ mô như GIS, ảnh viễn thám; 2) Nhóm các phương pháp nghiên cứu phân tích vi mô như lợi thế so sánh, các phương pháp định lượng và áp dụng các mô hình toán học v.v... Trong chương này chúng ta sẽ lần lượt làm quen và giới thiệu về các phương pháp đó và khả năng ứng dụng của chúng. Trong các học thuyết về thương mại quốc tế, người ta chia lợi thế thành hai dạng: lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối (hay lợi thế so sánh). 4.1. LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI Để hiểu được lợi thế tuyệt đối gắn liền với đất đai, hãy xem xét một số ví dụ về sản xuất nông nghiệp - một ngành mà đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thiếu được . Ví dụ: Để sản xuất được một đơn vị sản phẩm của 2 loại hàng hoá là gạo và cà phê, chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm mỗi loại ở hai quốc gia khác nhau như sau (tính bằng đơn vị chi phí): Quốc gia A Quốc gia B Gạo 1 3 Cà phê 4 2 Trong ví dụ trên, xét về yếu tố chi phí để cùng sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thì quốc gia A có chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm gạo ít hơn so với quốc gia B do vậy chúng ta thấy quốc gia A có lợi thế hơn quốc gia B về sản xuất gạo. Đây là lợi thế tuyệt đối vì chi phí sản xuất gạo ở bên A rẻ hơn. Ngược lại với cà phê thì quốc gia B lại có lợi thế tuyệt đối. Cũng có thể ở một vùng hay một nước có lợi thế tuyệt đối đối 93 với một sản phẩm nào đó thì chi phí sản xuất ra sản phẩm ở đó rẻ hơn so với các vùng hoặc nước khác. Như vậy chúng ta có thể định nghĩa lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm là do điều kiện tự nhiên hoặc cũng có thể là do các tác động nhân tạo của quốc gia đưa lại Những lợi thế do điều kiện tự nhiên hoặc điều kiện sản xuất thuận lợi hơn làm cho việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá ở nước đó hay vùng đó có giá thành rẻ hơn so với các nước khác, vùng khác. Lợi thế tuyệt đối do những điều kiện tự nhiên sản xuất thuận lợi hơn là cơ sở ban đầu cho thương mại quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của thương mại quốc tế, vai trò của lợi thế tuyệt đối ngày càng giảm dần. Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hoá các quan hệ kinh tế như hiện nay. Xu thế đó đã làm cho thương mại không bị giới hạn nhờ lợi thế tuyệt đối giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển - những nước mà hầu hết các sản phẩm nói chung và sản phẩm nông nghiệp nói riêng sản xuất ra đều không có lợi thế tuyệt đối so với các nước phát triển. Nền thương mại hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở lợi thế tương đối. 4.2. LỢI THẾ TƯƠNG ĐỐI Thuyết lợi thế tương đối tồn tại ở nơi mà chi phí cơ hội để sản xuất những mặt hàng khác nhau ở mỗi nước (mỗi vùng) thì khác nhau. Thuyết lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) được nhà kinh tế học người Anh Davit Ricardo đề ra vào năm 1817. Chi phí cơ hội của mỗi sản phẩm là giá trị những sản phẩm khác mà người ta phải từ bỏ để làm thêm một đơn vị sản phẩm hiện có. Chi phí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối để làm ra các sản phẩm khác nhau Ví dụ: Có hai khu vực (hai nước) sản xuất hai sản phẩm thì lợi thế tương đối chỉ tồn tại nếu chi phí cơ hội cận biên để sản xuất ra một trong hai sản phẩm ở hai khu vực (hai nước) là khác nhau. Trong trường hợp đó, mỗi khu vực sẽ có lợi thế tương đối ở một trong hai sản phẩm và sẽ kiếm được lời bằng chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm này và bán đi một sản phẩm ấy để đổi lấy sản phẩm kia. Như vậy nội dung của thuyết lợi thế tương đối là: các vùng (hay các nước) chuyên môn hoá trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ làm ra với chi phí cơ hội thấp hơn so với các vùng khác (hay nước khác). Thuyết lợi thế tương đối được ứng dụng trong các điều kiện chủ yếu sau đây: - Mỗi vùng có khối lượng tài nguyên cố định được coi là loại đầu vào duy nhất và quyết định sản lượng tối đa loại sản phẩm có thể làm ra được. - Do trình độ kỹ thuật sản xuất khác nhau làm cho chi phí sản xuất tương đối ở mỗi vùng (hoặc mỗi nước) khác nhau, nghĩa là có sự chênh lệch về năng suất lao động tương đối. - Không có hiệu quả kinh tế theo quy mô nên chi phí sản xuất của đơn vị sản 94 phẩm không biến động theo sản lượng. - Khối lượng và tài nguyên được sử dụng hết. - Trong thương mại không có chi phí vận chuyển và chi phí giao dịch thị trường luôn luôn có cạnh tranh. Tuy nhiên trong các điều kiện đó không nhất thiết phải có điều kiện về chi phí sản xuất của đơn vị sản phẩm không biến đổi theo sản phẩm, chi phí vận chuyển và chi phí giao dịch không có trong thương mại. Để hiểu được thuyết lợi thế tương đối, có thể xem ví dụ đơn giản sau đây: Có hai loại sản phẩm nông nghiệp là lúa và ngô. Với hai vùng sản xuất là A và B (hay quốc gia). Vùng B ở vào lợi thế không thuận lợi nên năng suất cây trồng ở vùng B thấp hơn vùng A. Mỗi vùng dành ra 10.000 ha đất để sản xuất một loại sản phẩm, năng suất cây trồng ở hai vùng như sau: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế tài nguyên đất Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất Hiệu quả sử dụng đất Thị trường nhà đất Phân tích kinh tế đất Công tác đề bù đấtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Quy trình thẩm giá bất động sản
47 trang 38 0 0 -
Tập bài giảng Kinh doanh bất động sản - PGS.TS. Nguyễn Thế Phán
26 trang 35 0 0 -
Bất động sản và xu hướng 'cắt - phát - rút'
4 trang 35 0 0 -
66 trang 30 0 0
-
Bài giảng về Thị trường bất động sản
181 trang 29 0 0 -
Giải pháp 'vực dậy' thị trường BĐS
3 trang 29 0 0 -
117 trang 28 0 0
-
Bất động sản 2013: Khởi sắc hay tiếp tục trầm lắng?
57 trang 27 0 0 -
KỊCH BẢN NÀO CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2012
10 trang 26 0 0 -
Tài liệu: Vai trò của sự đầu cơ trong các chu kỳ bất động sản
40 trang 26 0 0