Danh mục

Giáo trình Lập lế hoạch sản xuất - MĐ01: Trồng tre lấy măng

Số trang: 69      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 36,000 VND Tải xuống file đầy đủ (69 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Lập lế hoạch sản xuất - MĐ01: Trồng tre lấy măng giới thiệu các kiến thức cần thiết để người học làm quen với việc lập kế hoạch sản xuất cụ thể cho một chương trình. Giáo trình có thời lượng 62 giờ thực học với 3 bài học và 4 giờ kiểm tra hết mô đun.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lập lế hoạch sản xuất - MĐ01: Trồng tre lấy măng 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUNLẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ: TRỒNG TRE LẤY MĂNG Trình độ: Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và thamkhảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ01 3 LỜI GIỚI THIỆU Tre là một loài cây sống lâu năm, đã thành biểu tượng của làng quê ViệtNam từ bao đời nay. Các sản phẩm thu hoạch và chế biến từ tre rất phong phú, đadạng: làm nhà, lấy măng, làm đồ thủ công mỹ nghệ… Đã từ lâu trong sinh hoạthàng ngày của người Việt Nam, nhất là vào các dịp lễ tết những món ăn từ măngluôn có mặt. Trong những năm gần đây nghề thủ công mỹ nghệ “Mây tre đan xuấtkhẩu” đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều vùng, đồng thời việc chế biến các sảnphẩm từ măng đang được người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên nguyên liệu đầuvào cho các doanh nghiệp chế biến điều luôn thiếu hụt. Tre là loại cây trồng được trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau và đượccoi là cây “xóa đói giảm nghèo” cho nhiều vùng sản xuất nông nghiệp. Nhưng đểsản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng tre cần được đàotạo dạy nghề theo các chương trình phù hợp. Chương trình đào tạo nghề “Trồng tre lấy măng” cùng với bộ giáo trìnhđược biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhậtnhững tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại nhiều khu vực trồngtre ở các địa phương có địa hình, khí hậu khác nhau có thể coi là cẩm nang chongười đã, đang và sẽ tiếp tục hành nghề trồng tre lấy măng. Mô đun Lập kế hoạch sản xuất gồm 3 bài: Bài 1: Thu thập xử lý thông tin Bài 2: Lập kế hoạch sản xuất Bài 3: Dự kiến hiệu quả kinh tế Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ củacác nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp, Ban GiámHiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc. Chúng tôi xinđược gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổngcục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, cáccán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạođiều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tàiliệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng tre lấy măng”. Cácthông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chứcgiảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợpvới điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình mô đun“Lập kế hoạch sản xuất” giới thiệu các kiến thức cầnthiết để người học làm quen với việc lập kế hoạch sản xuất cụ thể cho một chươngtrình. Giáo trình có thời lượng 62 giờ thực học với 3 bài học và 4 giờ kiểm tra hếtmô đun. 4 Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúngtôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹthuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Nguyễn Văn Dinh (chủ biên): Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; 2. Đặng Thị Ngân: Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; 3. Nguyễn Thanh Hà: Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; 4. Phan Thanh Lâm: Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc. 5 MỤC LỤCTUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:................................................................................ 2LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 3MỤC LỤC ........................................................................................................... 5CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT ................................... 8MÔ ĐUN: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ......................................................... 9Bài 1: Thu thập, xử lý thông tin......................................................................... 10A. Nội dung........................................................................................................ 10 1. Thu thập thông tin lập kế hoạch sản xuất ................................................... 10 1.1. Chuẩn bị .................................................................................................. 10 1.2. Thu thập thông tin ........................... ...

Tài liệu được xem nhiều: