Giáo trình luật biển quốc tế - Chương I TỔNG QUAN VỀ LUẬT BIỂN VÀ CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 293.49 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT BIỂN 1. Khái niệm về Luật biển Luật biển là một trong những ngành của Luật quốc tế xuất hiện từ thời xa xưa và có vai trò quan trọng trong đời sống quan hệ quốc tế. Lúc đầu mới hình thành, Luật biển chỉ tồn tại dưới dạng những tập quán được một số ít quốc gia thừa nhận và vận dụng. Về sau, trãi qua thời gian dài hợp tác và đấu tranh giữa các quốc gia, Luật biển ngày càng phát triển và hoàn thiện tạo nên môi trường pháp lý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình luật biển quốc tế - Chương I TỔNG QUAN VỀ LUẬT BIỂN VÀ CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 Chương I TỔNG QUAN VỀ LUẬT BIỂN VÀ CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT BIỂN 1. Khái niệm về Luật biển Luật biển là một trong những ngành của Luật quốc tế xuất hiện từ thời xa xưa và có vai trò quan trọng trong đời sống quan hệ quốc tế. Lúc đầu mới hình thành, Luật biển chỉ tồn tại dưới dạng những tập quán được một số ít quốc gia thừa nhận và vận dụng. Về sau, trãi qua thời gian dài hợp tác và đấu tranh giữa các quốc gia, Luật biển ngày càng phát triển và hoàn thiện tạo nên môi trường pháp lý cho cộng đồng quốc tế trong việc quản lý, khai thác và sử dụng biển có hiệu quả. Luật biển quốc tế trước hết là một ngành luật điều chỉnh trong việc sử dụng và quản lý không gian biển. Ở khía cạnh này, Luật biển quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các quốc gia (có biển hoặc không có biển), điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế ở những vùng biển với các chế độ pháp lý khác nhau. Mặt khác, Luật biển cũng đồng thời là một ngành luật mang tính chức năng. Các chức năng này phát triển và thay đổi cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế trong lĩnh vực biển. Một thời gian dài, các chức năng này gắn liền với việc thực thi chủ quyền trên một vùng biển hẹp như: chiến tranh và xung đột vũ trang, đăng ký quốc tịch cho tàu thuyền.,v.v. Dần dần, các thẩm quyền Nhà nước được mở rộng ra phía biển và được bổ sung thêm những chức năng mang tính cộng đồng như: bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, khai thác tài nguyên biển... Một cách khái quát, có thể định nghĩa Luật biển là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế được các chủ thể của Luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên nhằm điều chỉnh các quan hệ nãy sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng và quản lý biển. 2. Mối quan hệ giữa Luật biển với các ngành luật khác của Luật quốc tế. Là một bộ phận của Luật quốc tế, Luật biển có quan hệ mật thiết với các ngành luật và chế định khác của Luạt quốc tế. Trước hết, Luật biển có quan hệ với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Đây là mối quan hệ giữa các nguyên tắc cơ bản của một hệ thống pháp luật với một ngành luật trong hệ thống đó. Mối quan hệ này thể hiện ở chổ, các quy định của Luật biển quốc tế được xây dựng trên cơ sở phhù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Trong quan hệ với các ngành luật khác của Luật quốc tế, Luật biển có quan hệ mật thiết trước hết với các ngành khác như Luật quốc tế về biên giới lãnh thổ, Luật hàng không quốc tế, Luật quốc tế về môi trường. Giáo trình Luật biển quốc tế http://www.ebook.edu.vn 2.1. Luật biển với luật quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia Luật quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc-một ngành của Luật quốc tế, là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc tế liên quan đến lãnh thổ và biên giới quốc gia. Mối quan hệ giữa Luật biển quốc tế và Luật quốc tế về biên lãnh thổ và biên giới quốc gia là mối quan hệ giữa luật về cái chung (lãnh thổ, biên giới) và luật về cái bộ phận (biển). Như chúng ta đã biết, lãnh thổ quốc gia được xác định bao gồm bốn bộ phận là vùng đất, vùng lòng đất, vùng trời và vùng nước trong đó biển là một bộ phận của vùng nước. Do vậy những quy chế của biển được xây dựng trước hết phải dựa trên những nguyên tắc tổng quát của lãnh thổ quốc gia nói chung. Chẳng hạn như khi xây dựng quy chế pháp lý cho vùng lãnh hải và nội thuỷ, các quốc gia phải dựa vào quy chế pháp lý vè lãnh thổ quốc gia. Ngược lại, Luật biển quốc tế lại có những tác động nhất định đến Luật quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia. Luật biển quốc tế có vai trò quan trọng trong việc xác định ranh giới trên biển của lãnh thổ quốc gia-đó là ranh giới ngoài của vùng lãnh hải. Mặt khác, chế độ pháp lý của các vùng lãnh thổ quốc gia trên biển phải được xác định dựa trên cơ sở Luật biển quốc tế. Ngoài ra, cũng như Luật biển quốc tế, Luật quốc tế về biên giới, lãnh thổ cũng chịu sự tác động của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế nói chung. Đây là sự tác động giữa cái chung đến cái bộ phận tồn tại trong một thể thống nhất. 2.2. Luật biển với luật hàng không quốc tế Luật hàng không là một ngành độc lập của Luật quốc tế, bao gồm các nguyên tắc và qy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh các quan hệ pháp lý phát sinh giữa các chủ thể của Luật quốc tế trong việc sử dụng và quản lý không phận phục vụ cho hàng không dân dụng. Vùng biển và vùng trời là hai bộ phận của lãnh thổ quốc gia do đó, mối quan hệ giữa Luật biển và Luật hàng không quốc tế là quan hệ giữa hai luật bộ phận. Vùng biển là một trong những căn cứ để xác định vùng trời trên biển và như vậy, quy chế pháp lý của vùng trời ít nhiều bị ảnh hưởng bởi quy chế pháp lý của các vùng biển. Chẳng hạn như vùng trời ở trên vùng lãnh hải và nội thuỷ thì được xác định là vùng không phận quốc gia. Ngược lại, vùng trời nằm phía trên các vùng biển khác sẽ được coi là vùng không phận quốc tế với các quy chế pháp lý khác nhau. 2.3. Luật biển với luật môi trường quốc tế Luật quốc tế về môi trường là tổng hợp những nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc tế phát sinh liên quan đến sử dụng và bảo vệ môi trường. Giữa Luật quốc tế về môi trường và Luật biển tồn tại một mối quan hệ mật thiết. Suy cho cùng thì biển cũng là một bộ phận của môi trường, do vậy bảo vệ biển cũng chính là góp phần bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó thì việc bảo vệ môi trường biển lại phụ thuộc rất nhiều vào việc khai thác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên biển. Giáo trình Luật biển quốc tế http://www.ebook.edu.vn Chính vì vậy, Luật biển quốc tế dành nhiều quy định cho vấn đề ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình luật biển quốc tế - Chương I TỔNG QUAN VỀ LUẬT BIỂN VÀ CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 Chương I TỔNG QUAN VỀ LUẬT BIỂN VÀ CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT BIỂN 1. Khái niệm về Luật biển Luật biển là một trong những ngành của Luật quốc tế xuất hiện từ thời xa xưa và có vai trò quan trọng trong đời sống quan hệ quốc tế. Lúc đầu mới hình thành, Luật biển chỉ tồn tại dưới dạng những tập quán được một số ít quốc gia thừa nhận và vận dụng. Về sau, trãi qua thời gian dài hợp tác và đấu tranh giữa các quốc gia, Luật biển ngày càng phát triển và hoàn thiện tạo nên môi trường pháp lý cho cộng đồng quốc tế trong việc quản lý, khai thác và sử dụng biển có hiệu quả. Luật biển quốc tế trước hết là một ngành luật điều chỉnh trong việc sử dụng và quản lý không gian biển. Ở khía cạnh này, Luật biển quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các quốc gia (có biển hoặc không có biển), điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế ở những vùng biển với các chế độ pháp lý khác nhau. Mặt khác, Luật biển cũng đồng thời là một ngành luật mang tính chức năng. Các chức năng này phát triển và thay đổi cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế trong lĩnh vực biển. Một thời gian dài, các chức năng này gắn liền với việc thực thi chủ quyền trên một vùng biển hẹp như: chiến tranh và xung đột vũ trang, đăng ký quốc tịch cho tàu thuyền.,v.v. Dần dần, các thẩm quyền Nhà nước được mở rộng ra phía biển và được bổ sung thêm những chức năng mang tính cộng đồng như: bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, khai thác tài nguyên biển... Một cách khái quát, có thể định nghĩa Luật biển là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế được các chủ thể của Luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên nhằm điều chỉnh các quan hệ nãy sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng và quản lý biển. 2. Mối quan hệ giữa Luật biển với các ngành luật khác của Luật quốc tế. Là một bộ phận của Luật quốc tế, Luật biển có quan hệ mật thiết với các ngành luật và chế định khác của Luạt quốc tế. Trước hết, Luật biển có quan hệ với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Đây là mối quan hệ giữa các nguyên tắc cơ bản của một hệ thống pháp luật với một ngành luật trong hệ thống đó. Mối quan hệ này thể hiện ở chổ, các quy định của Luật biển quốc tế được xây dựng trên cơ sở phhù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Trong quan hệ với các ngành luật khác của Luật quốc tế, Luật biển có quan hệ mật thiết trước hết với các ngành khác như Luật quốc tế về biên giới lãnh thổ, Luật hàng không quốc tế, Luật quốc tế về môi trường. Giáo trình Luật biển quốc tế http://www.ebook.edu.vn 2.1. Luật biển với luật quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia Luật quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc-một ngành của Luật quốc tế, là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc tế liên quan đến lãnh thổ và biên giới quốc gia. Mối quan hệ giữa Luật biển quốc tế và Luật quốc tế về biên lãnh thổ và biên giới quốc gia là mối quan hệ giữa luật về cái chung (lãnh thổ, biên giới) và luật về cái bộ phận (biển). Như chúng ta đã biết, lãnh thổ quốc gia được xác định bao gồm bốn bộ phận là vùng đất, vùng lòng đất, vùng trời và vùng nước trong đó biển là một bộ phận của vùng nước. Do vậy những quy chế của biển được xây dựng trước hết phải dựa trên những nguyên tắc tổng quát của lãnh thổ quốc gia nói chung. Chẳng hạn như khi xây dựng quy chế pháp lý cho vùng lãnh hải và nội thuỷ, các quốc gia phải dựa vào quy chế pháp lý vè lãnh thổ quốc gia. Ngược lại, Luật biển quốc tế lại có những tác động nhất định đến Luật quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia. Luật biển quốc tế có vai trò quan trọng trong việc xác định ranh giới trên biển của lãnh thổ quốc gia-đó là ranh giới ngoài của vùng lãnh hải. Mặt khác, chế độ pháp lý của các vùng lãnh thổ quốc gia trên biển phải được xác định dựa trên cơ sở Luật biển quốc tế. Ngoài ra, cũng như Luật biển quốc tế, Luật quốc tế về biên giới, lãnh thổ cũng chịu sự tác động của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế nói chung. Đây là sự tác động giữa cái chung đến cái bộ phận tồn tại trong một thể thống nhất. 2.2. Luật biển với luật hàng không quốc tế Luật hàng không là một ngành độc lập của Luật quốc tế, bao gồm các nguyên tắc và qy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh các quan hệ pháp lý phát sinh giữa các chủ thể của Luật quốc tế trong việc sử dụng và quản lý không phận phục vụ cho hàng không dân dụng. Vùng biển và vùng trời là hai bộ phận của lãnh thổ quốc gia do đó, mối quan hệ giữa Luật biển và Luật hàng không quốc tế là quan hệ giữa hai luật bộ phận. Vùng biển là một trong những căn cứ để xác định vùng trời trên biển và như vậy, quy chế pháp lý của vùng trời ít nhiều bị ảnh hưởng bởi quy chế pháp lý của các vùng biển. Chẳng hạn như vùng trời ở trên vùng lãnh hải và nội thuỷ thì được xác định là vùng không phận quốc gia. Ngược lại, vùng trời nằm phía trên các vùng biển khác sẽ được coi là vùng không phận quốc tế với các quy chế pháp lý khác nhau. 2.3. Luật biển với luật môi trường quốc tế Luật quốc tế về môi trường là tổng hợp những nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc tế phát sinh liên quan đến sử dụng và bảo vệ môi trường. Giữa Luật quốc tế về môi trường và Luật biển tồn tại một mối quan hệ mật thiết. Suy cho cùng thì biển cũng là một bộ phận của môi trường, do vậy bảo vệ biển cũng chính là góp phần bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó thì việc bảo vệ môi trường biển lại phụ thuộc rất nhiều vào việc khai thác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên biển. Giáo trình Luật biển quốc tế http://www.ebook.edu.vn Chính vì vậy, Luật biển quốc tế dành nhiều quy định cho vấn đề ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình luật công ước luật biển luật quốc tế phân định biển tranh chấp quốc tếTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Luật dân sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
41 trang 151 0 0 -
Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
87 trang 139 0 0 -
Giáo trình Luật cạnh tranh (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
27 trang 130 0 0 -
Giáo trình Học thuyết tam quyền phân lập (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
58 trang 115 0 0 -
7 trang 109 0 0
-
12 trang 88 0 0
-
Giáo trình: Luật bảo hiểm xã hội
39 trang 46 0 0 -
8 trang 42 0 0
-
158 trang 38 2 0
-
Giáo trình Công chứng và chứng thực (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
39 trang 37 0 0