Danh mục

Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam

Số trang: 185      Loại file: docx      Dung lượng: 382.37 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam được biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức về khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam; khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của Luật Hình sự Việt Nam; tội phạm; cấu thành tội phạm; khách thể, chủ thể, mặc khách quan của tội phạm; tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi;... Mời các bạn tham khảo giáo trình để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam MỤC LỤC Trang Chương 1. Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam Khái niệm luật hình sự Tính giai cấp của luật hình sự Nhiệm vụ của luật hình sự Các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam Chương 2. Khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự Việt Nam Khái niệm đạo luật hình sự Việt Nam Cấu tạo của đạo luật hình sự Việt Nam Hiệu lực của đạo luật hình sự Việt Nam Giải thích đạo luật hình sự Nguyên tắc tương tự về luật Chương 3. Tội phạm Khái niệm và đặc điểm của tội phạm Phân loại tội phạm Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác Vấn đề nguồn gốc và bản chất giai cấp của tội phạm Chương 4. Cấu thành tội phạm Các yếu tố của tội phạm Cấu thành tội phạm Ý nghĩa của cấu thành tội phạm Chương 5. Khách thể của tội phạm Khách thể của tội phạm Đối tượng tác động của tội phạm Chương 6. Mặt khách quan của tội phạm Khái niệm mặt khách quan của tội phạm Hành vi khách quan của tội phạm Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Những biểu hiện khác trong mặt khách quan của tội phạm Chương 7. Chủ thể của tội phạm Khái niệm chủ thể của tội phạm Năng lực trách nhiệm hình sự Tuổi chịu trách nhiệm hình sự Chủ thể đặc biệt của tội phạm Vấn đề nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Chương 8. Mặt chủ quan của tội phạm Khái niệm mặt chủ quan của tội phạm Lỗi Động cơ và mục đích phạm tội Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đối với trách nhiệm hình sự Chương 9. Các giai đoạn thực hiện tội phạm Khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm Chuẩn bị phạm tội Phạm tội chưa đạt Tội phạm hoàn thành Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Chương 10. Đồng phạm Khái niệm đồng phạm Các loại người đồng phạm Phân loại các hình thức đồng phạm Vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm Những hành vi liên quan đến đồng phạm cấu thành tội độc lập Bài tập tình huống Chương 11. Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi Khái niệm chung Phòng vệ chính đáng Tình thế cấp thiết Bắt người phạm pháp Những trường hợp khác loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi Chương 12. Trách nhiệm hình sự và hình phạt Trách nhiệm hình sự Hình phạt Chương 13. Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp Hệ thống hình phạt Các biện pháp tư pháp Chương 14. Quyết định hình phạt Các căn cứ quyết định hình phạt Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án Chương 15. Thời hiệu thi hành bản án - miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt án treo - xoá án tích Thời hiệu thi hành bản án Miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt Án treo Xoá án tích Chương 16. Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội Hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng với người chưa thành niên phạm tội Tài liệu tham khảo 2 CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH SỰ 1.1.1. Khái niệm Thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống tội phạm - loại vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cao hơn hẳn so với các loại vi phạm pháp luật khác cho xã hội. Nhà nước sử dụng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp pháp luật hình sự (PLHS). Biện pháp này được Nhà nước sử dụng thể hiện trước hết qua hoạt động xây dựng pháp luật mà kết quả là các văn bản quy phạm PLHS quy định về tội phạm và hình phạt được ra đời. Các quy phạm pháp luật này tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ biện chứng với nhau trong một hệ thống tạo thành ngành luật hình sự. Vậy, Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy. 1.1.2. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh. Các quan hệ xã hội được các quy phạm PLHS tác động tới là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự. Luật hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội khi có tội phạm xảy ra- đó cũng chính là các quan hệ PLHS Vậy, Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Thời điểm bắt đầu xuất hiện quan hệ pháp luật hình sự là thời điểm người phạm tội bắt đầu thực hiện tội phạm và quan hệ pháp luật này chấm dứt khi người phạm tội được xoá án tích. Trong cả quá trình này xuất hiện đồng thời quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, quan hệ pháp luật dân sự... Tuy nhiên, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, đa số trường hợp bắt đầu xuất hiện khi có quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can. Trong quan hệ pháp luật hình sự luôn có hai chủ thể với những vị trí pháp lý khác nhau. 1. Nhà nước: Có quyền truy tố, xét xử người phạm tội, buộc họ phải chịu những biện pháp trách nhiệm hình sự nhất định để bảo vệ pháp luật bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Nhà nước thực hiện quyền này bằng cách thể hiện ý chí của mình trong Bộ luật hình sự. Mặt khác, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội. 2/ Người phạm tội: Có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng đối với mình. Mặt khác, họ có quyền yêu cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 1.2.3. Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự Xuất phát từ chức năng điều chỉnh và địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này, luật hình sự sử dụng phương pháp quyền uy - phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự. Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội không bị cản trở hay phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Người phạm tội phải phục tùng những biện pháp mà Nhà nước đã áp dụng với ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: