Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1yêu cầu các bên đến trụ sở UBND để tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn trong hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Trên nguyên tắc, nếu các bên đến vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn được phép đăng ký kết hôn, thì việc đăng ký kết hôn phải được tiến hành; tuy nhiên, các bên nên báo trước cho đại diện của UBND nơi đăng ký về ngày dự định đăng ký kết hôn để tránh khả năng bị động của UBND...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình T1-2Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1yêu cầu các bên đến trụ sở UBND để tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn trong hạn 7ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Trên nguyên tắc, nếu các bên đến vào bất kỳthời điểm nào trong thời hạn được phép đăng ký kết hôn, thì việc đăng ký kết hôn phảiđược tiến hành; tuy nhiên, các bên nên báo trước cho đại diện của UBND nơi đăng kývề ngày dự định đăng ký kết hôn để tránh khả năng bị động của UBND trong việc thựchiện lịch trình công tác. Nơi đăng ký kết hôn là trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi nhận hồ sơ kết hôn(Nghị định số 83-CP đã dẫn, Điều 25). Đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa,điều kiện đi lại quá khó khăn, thì lễ đăng ký kết hôn có thể được tổ chức tại bản làng(cùng điều luật). Toà án nhân dân tối cao nói rằng Điều 14 (của Luật hôn nhân và giađình năm 2000-TG) không quy định cụ thể địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn; do đó,địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn có thể là một nơi khác không phải là trụ sở của cơquan đăng ký kết hôn (Nghị quyết số 02 đã dẫn, 2, c1). Lễ đăng ký kết hôn. Lễ đăng ký kết hôn, trong khung cảnh của luật hiện hành,phải được tổ chức ngay lập tức, một khi các bên có mặt vào ngày, giờ ấn định mộtcách hợp lệ cho việc đăng ký kết hôn. Sự có mặt của cả hai bên kết hôn là điều kiệncần thiết (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 14), bởi vậy: - Nếu ít nhất một bên không thể có mặt, thì lễ đăng ký kết hôn phải được hoãnlại. Trong luật thực định Việt Nam, không thể có trường hợp kết hôn từ xa, thông quavai trò của người đại diện hoặc theo thủ tục kết hôn vắng mặt15; - Nếu một bên chết trước ngày ấn định cho việc đăng ký kết hôn, thì không thể cólễ đăng ký kết hôn. Đại diện của UBND yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn; nếu haibên đồng ý kết hôn16, thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn mời hai bên ký vào giấychứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn. Chủ tịch UBND ký và trao cho mỗi bênmột bản chính giấy chứng nhận kết hôn17, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụcủa vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Bản sao và số lượng bản sao giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu củahai bên. Bằng chứng của hôn nhân. Trong khung cảnh của luật thực định, việc đăng kýkết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là điều kiện để quan hệ hôn nhân được15 Tuy nhiên, theo Toà án nhân dân tối cao, “Thực tế cho thấy rằng trong một số trường hợp, vì những lý dokhách quan hay chủ quan mà khi tổ chức đăng ký kết hôn chỉ có một bên nam nữ; do đó, nếu trước khi đăng kýkết hôn đã thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 13 (của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000-TG) và saukhi tổ chức đăng ký kết hôn họ thực sự về chung sống với nhau, thì không coi là việc đăng ký kết hôn đó làkhông theo nghi thức quy định tại Điều 14” (Nghị quyết số 02 đã dẫn, 2, c2). Với chủ trương này, thì Toà ánkhông quan tâm đến ảnh hưởng của các thủ tục đăng ký kết hôn cần có sự tham gia của đương sự đối với giá trịcủa việc kết hôn, ví dụ, thủ tục hỏi và đáp, thủ tục ký tên vào sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận kết hôn.Vấn đề có thể trở nên tế nhị trong trường hợp cần kiểm tra tính hoàn hảo của sự ưng thuận kết hôn và khả năngnhận thức của các đương sự ở thời điểm tiến hành lễ kết hôn.16 Không loại trừ khả năng ý chí được bày tỏ không phải là ý chí thực; bởi vậy, các thủ tục hỏi (của đại diệnUBND) và trả lời (của các đương sự) chỉ mang tính nghi thức. Việc đương sự tuyên bố đồng ý kết hôn trước đạidiện của UBND không ngăn cản đương sự yêu cầu Toà án huỷ hôn nhân trái pháp luật do có sự lừa dối hoặccưỡng ép. Nói cách khác, chính sự ưng thuận của các đương sự, chứ không phải sự tác hợp của viên chức hộ tịch, là điềukiện để hôn nhân được xác lập.17 Vậy nghĩa là giấy chứng nhận kết hôn được lập thành hai bản chính. 12Khoa Luật- Đại học Cần ThơGiáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1pháp luật thừa nhận. Do đó, bằng chứng duy nhất về hôn nhân là giấy chứng nhậnđăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền cấp. “Nam, nữ không đăng ký kết hôn màchung sống với nhau như vợ chồng, thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”(Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Điều 11 khoản 1).II. Chế tài đối với các vi phạm quy định về kết hôn A. Các khái niệm Kết hôn trái pháp luật. Gọi là kết hôn trái pháp luật việc xác lập quan hệ vợ,chồng có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm những điều kiện kết hôn do pháp luật quyđịnh (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 8 khoản 3). Vậy, không thể coi là kếthôn trái pháp luật việc xác lập quan hệ vợ, chồng vi phạm những điều kiện kết hôn doluật quy định và cũng không có đăng ký kết hôn. Ta gọi loại quan hệ sau này là quanhệ như vợ chồng trái pháp luật, sẽ được nghiên cứu sau. Vi phạm các điều kiện về nội dung và vi phạm các điều kiện về hình thức.Các điều luật liên quan đến hôn nhân trái phá ...