Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1B. Thực hiện quyền của cha mẹ1. Mô hình mẫu Mô hình mẫu, còn có thể gọi là mô hình gia đình bình thường, đặc trưng bằng các yếu tố sau đây: con có đủ cha và mẹ, cha mẹ có đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau, con cùng sống với cha mẹ dưới một mái nhà. Nguyên tắc thực hiện chung và trực tiếp. “Thực hiện trực tiếp”, cha mẹ phải là chủ thể năng động, tích cực trong việc thực hiện các quyền và nghĩa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình T1-6Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 B. Thực hiện quyền của cha mẹ 1. Mô hình mẫu Mô hình mẫu, còn có thể gọi là mô hình gia đình bình thường, đặc trưng bằngcác yếu tố sau đây: con có đủ cha và mẹ, cha mẹ có đăng ký kết hôn và đang chungsống với nhau, con cùng sống với cha mẹ dưới một mái nhà. Nguyên tắc thực hiện chung và trực tiếp. “Thực hiện trực tiếp”, cha mẹ phải làchủ thể năng động, tích cực trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đốivới con và phải là những người trực tiếp thực hiện quyền đó. Không thể hình dungđược việc thực hiện quyền cha mẹ thông qua vai trò của người được ủy quyền. Trongtrường hợp cha mẹ không còn, thì quyền cha mẹ được chuyển giao cho anh, chị, emhoặc ông bà. Trong trường hợp không có cả anh, chị, em hoặc ông bà, thì quyền chamẹ được thay thế bằng quyền của người giám hộ. “Thực hiện chung”, cha mẹ không thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con mộtcách phân tán, độc lập, cát cứ. Mỗi người thực hiện quyền của cha mẹ theo thiên chứcriêng của người cha và của người mẹ, nhưng trên cơ sở mối quan hệ hợp tác, cũngmang tính thiên chức, của cha và mẹ. Dẫu sao, “chung” không thể được hiểu một cáchmáy móc. Thông thường, một người sẽ đưa ra sáng kiến hoặc sẽ thực hiện một mìnhvà người còn lại đồng ý (rành mạch, rõ ràng hoặc mặc nhiên). Cha và mẹ không cầncùng ký tên vào sổ liên lạc gia đình-học đường, không cần cùng nhau ra trước Toà ánđể bảo vệ quyền và lợi ích của con trong một vụ án về bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng, về quyền thừa kế,... 2. Đơn phương thực hiện quyền của cha mẹ Các trường hợp thực hiện đơn phương quyền của cha mẹ. Luật chỉ ghi nhậnmột trường hợp duy nhất mà trong đó cha hoặc mẹ đơn phương thực hiện quyền củacha mẹ đối với con: khi mẹ hoặc cha ở trong tình trạng bị hạn chế quyền của cha mẹđối với con chưa thành niên (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 41 và 42).Thực ra, có những trường hợp khác trong đó cha hoặc mẹ đơn phương thực hiện quyềncủa cha mẹ đối với con: - Do mẹ hoặc cha đã chết; - Do mẹ hoặc cha vắng mặt, mất tích hoặc ở trong tình trạng mất năng lực hànhvi. Ngoài ra, việc thực hiện chung quyền cha mẹ cũng tỏ ra chỉ có giá trị lý thuyếttrong trường hợp cha mẹ không có quan hệ chung sống thực tế mà chỉ có quan hệ quađường. C. Quyền cha mẹ trong mối quan hệ với quyền lực công cộng Nhà nước có thể can thiệp vào việc thực hiện quyền cha mẹ với một trong haimục đích: giám sát việc thực hiện quyền đó nhằm ngăn chặn việc lạm dụng quyền đóvà bảo vệ con; hoặc kiểm tra sự tôn trọng của con đối với quyền cha mẹ nhằm kịp thờihỗ trợ cha mẹ trong việc thực hiện quyền này. 56Khoa Luật- Đại học Cần ThơGiáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 1. Hỗ trợ thực hiện quyền cha mẹ Trường hợp cha mẹ cần được hỗ trợ. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm2000 Điều 37 khoản 3, khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thểđề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con. “Khó khănkhông thể tự giải quyết được” không hẳn là các khó khăn vật chất: cha mẹ nghèo vẫntự mình giáo dục được con. Có lẽ người soạn thảo điều luật liên tưởng đến các trườnghợp con ngỗ nghịch, hư hỏng, nghiện ngập mà cha mẹ không có khả năng giáo dục. Tính chất của sự hỗ trợ. Sự hỗ trợ của cơ quan, tổ chức đối với cha mẹ trongviệc giáo dục con có thể được coi như một cách Nhà nước thực hiện việc giáo dụccông dân, nhưng cũng có thể là một hình thức giáo dục con gián tiếp mà cha mẹ, trongnhững hoàn cảnh đặc thù, thực hiện thông qua vai trò của Nhà nước. Được hiểu theocách thứ hai, sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc giáo dục con cái thực sự là việc uỷthác một phần quyền cha mẹ cho Nhà nước. Thủ tục và thể thức. Luật không có quy định cụ thể về thủ tục và thể thức yêucầu giúp đỡ. Thông thường, yêu cầu này được đặt ra sau khi con đã có một hành vi tráipháp luật được phát hiện (hút hoặc tiêm chích ma tuý, phá rối trật tự công cộng,...). Cótrường hợp do hành vi đó mà con bị xử lý hành chính hoặc hình sự và cha mẹ có thểyêu cầu thực hiện biện pháp giáo dục bổ sung, ngoài biện pháp chế tài theo luật, đốivới con. Cũng có trường hợp con không phải chịu sự chế tài theo luật, nhưng cha mẹchủ động đề nghị dành cho con những biện pháp giáo dục đặc biệt nhằm ngăn ngừakhả năng xảy ra những việc tồi tệ hơn. Con có thể được giao hẳn cho cơ quan chức năng để được giáo dục tập trung tạimột cơ sở giáo dưỡng, điều trị bệnh hoặc chỉ chịu sự giáo dục “bán trú” - ban ngày đếncơ sở giáo dục, ban đêm trở về nghỉ tại nhà cha mẹ. 2. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên Các trường hợp hạn chế quyền của cha mẹ. Theo Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 2000 Điều 41, cha mẹ rơi vào một trong các trường hợp sau đây thì có thể bị hạnchế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, theo một quyết định của Toà án: ...