Danh mục

Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình T1-7

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 401.74 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1trường hợp chính cha mẹ sống trong cảnh thiếu thốn. Thế nhưng cha mẹ chỉ chăm sóc, nuôi dưỡng con theo khả năng của mình, đúng hơn là theo nếp sống bình thường của gia đình: không thể áp đặt cho cha mẹ một tiêu chuẩn sống mà cha mẹ phải bảo đảm cho con. Trường hợp con sống chung với cha mẹ. Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp con sống chung với cha và mẹ thường được thực hiện cả bằng hiện vật và bằng tiền: cha...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình T1-7Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1trường hợp chính cha mẹ sống trong cảnh thiếu thốn. Thế nhưng cha mẹ chỉ chăm sóc,nuôi dưỡng con theo khả năng của mình, đúng hơn là theo nếp sống bình thường củagia đình: không thể áp đặt cho cha mẹ một tiêu chuẩn sống mà cha mẹ phải bảo đảmcho con. Trường hợp con sống chung với cha mẹ. Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trongtrường hợp con sống chung với cha và mẹ thường được thực hiện cả bằng hiện vật vàbằng tiền: cha mẹ mua sắm quần áo, thức ăn, dụng cụ học tập, sinh hoạt, giải trí chocon trong khuôn khổ thực hiện kế hoạch chi tiêu bằng ngân sách chung của cả giađình; thỉnh thoảng, cha mẹ cho con một ít tiền tiêu vặt trích từ ngân sách chung đó. Trường hợp con sống riêng. Có hai khả năng: hoặc con sống riêng do cha mẹcó cuộc sống riêng và con theo cha hoặc mẹ; hoặc con tách ra riêng và sống độc lậpvới cả cha và mẹ. Trong cả hai trường hợp, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng thườngđược thực hiện dưới hình thức cấp một số tiền, cũng từ ngân sách chung của gia đình,theo định kỳ hoặc theo nhu cầu thiết yếu đột xuất cho cuộc sống của con. 2. Quyền của cha mẹ đối với tài sản của con Quyền có tài sản riêng của con. Quyền có tài sản riêng của con chỉ là hệ quảcủa việc thừa nhận năng lực pháp luật của cá nhân trong lĩnh vực tài sản: ngay từ khisinh ra, cá nhân đã có thể có quyền sở hữu đối với tài sản. Giải pháp này thể hiện mộtbước tiến quan trọng của pháp luật gia đình Việt Nam, bởi, trong một thời kỳ dài, con,dù đã thành niên, không có tài sản riêng chừng nào cha mẹ còn sống. Quyền của cha mẹ đối với tài sản riêng của con. Trên nguyên tắc, quyền sởhữu mang tính độc quyền: người không phải là chủ sở hữu không có quyền gì đối vớitài sản của người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao một hoặc nhiềuquyền liên quan đến tài sản. Cá biệt, người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người khôngcó năng lực hành vi và, trong chừng mực nào đó, người bị hạn chế năng lực hành vichỉ có thể thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản thông qua vai trò của ngườiđại diện. Thông thường, khi cần có người đại diện, thì cha mẹ là người đại diện chocon (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 39). Đối với con dưới 15 tuổi hoặc bị mất năng lực hành vi, việc đại diện của cha mẹbao hàm cả việc quản lý tài sản của con. “Quản lý”, cha mẹ có cả quyền định đoạt đốivới tài sản của con với điều kiện việc định đoạt phải vì lợi ích của con (Luật hôn nhânvà gia đình năm 2000 Điều 46 khoản 1). Nếu con chưa thành niên đủ 9 tuổi trở lên, thìkhi định đoạt tài sản của con, cha mẹ phải tính đến nguyện vọng của con (Luật hônnhân và gia đình năm 2000 Điều 46 khoản 1)44. Nếu con ở trong tình trạng mất nănglực hành vi, thì cha mẹ, với tư cách là người giám hộ đương nhiên45, chỉ có quyền địnhđoạt các tài sản có giá trị lớn của con theo các quy định tại BLDS 2005 Điều 69, nghĩalà phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.44 Luật không đòi hỏi rằng cha mẹ phải được sự đồng ý của con để định đoạt tài sản trong trường hợp này. Hơnnữa, trên thực tế, việc thiết lập bằng chứng về việc cha mẹ đã ghi nhận nguyện vọng của con hoàn toàn khôngđơn giản. Vả lại, luật cũng không đòi hỏi sự tôn trọng của cha mẹ đối với nguyện vọng ấy. Nếu cha mẹ khôngtính đến nguyện vọng của con và cuối cùng, định đoạt tài sản trái với lợi ích của con, thì ai có quyền kiện ?45 Cần lưu ý rằng cha mẹ chỉ làm giám hộ đương nhiên cho người thành niên mất năng lực hành vi trong trườnghợp người này không có vợ (chồng) hoặc con đủ điều kiện làm giám hộ (BLDS 2005 Điều 62 khoản 3). 67Khoa Luật- Đại học Cần ThơGiáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 Quyền thừa kế đối với con. Trong luật hiện hành cha mẹ là người thừa kế theopháp luật thuộc hàng thứ nhất của con (BLDS 2005 Điều 676 khoản 1 điểm a), đồngthời là người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc của con (BLDS 2005 Điều669). B. Quyền và nghĩa vụ tài sản của con đối với cha mẹ Quyền và nghĩa vụ của con có tài sản riêng. Con chỉ có thể tự mình quản lý tàisản riêng khi đủ 15 tuổi (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 45 khoản 1). Vàcũng từ độ tuổi đó, con có quyền tự mình xác lập các giao dịch có tính chất tài sản màkhông cần sự đồng ý của cha mẹ, trừ những giao dịch mà pháp luật chỉ cho phép ngườiđã thành niên xác lập (BLDS 2005 Điều 20). Trong mọi trường hợp, khi sử dụng, địnhđoạt các tài sản của mình, con phải quan tâm đến những hệ quả có thể có của các giaodịch mà mình xác lập đối với đời sống chung của gia đình. Luật nói rằng con từ đủ 15tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của giađình.(Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 44 khoản 2); nếu có thu nhập thì đónggóp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình (cùng điều luật). Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của con đối với cha mẹ. Theo Luật hôn nhân ...

Tài liệu được xem nhiều: