Danh mục

Giáo trình Luật khiếu nại, tố cáo: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương

Số trang: 50      Loại file: pdf      Dung lượng: 344.53 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Luật khiếu nại, tố cáo: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; những vấn đề chung về tố cáo; thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật khiếu nại, tố cáo: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương Chương 5 KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC I. KHÁI NIỆM KHIẾU NẠI, QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1. Khái niệm Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 2. Chủ thể khiếu nại quyết định kỷ luật Theo quy định của Luật Khiếu nại phạm vi chủ thể khiếu nại được giới hạn là cán bộ, công chức. Điều 4 của Luật cán bộ, công chức quy định: - Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. - Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp 57 công lập theo quy định của pháp luật. - Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 3. Đối tượng khiếu nại Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Ở đây cần phân biệt quyết định kỷ luật cán bộ, công chức với các loại quyết định kỷ luật khác như: quyết định kỷ luật viên chức, quyết định kỷ luật thành viên của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, quyết định kỷ luật người lao động; các loại quyết định này không được điều chỉnh bởi Luật Khiếu nại. II. THỜI HIỆU, THỜI HẠN, TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1. Thời hiệu khiếu nại Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật. Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. Như vậy, so với thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được 58 qui định ngắn hơn. Việc qui định thời hiệu khiếu nại ngắn hơn xuất phát từ lý do: - Quan hệ khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ công chức là quan hệ trong nội bộ các cơ quan, tổ chức. - Việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ công chức cần tiến hành nhanh chóng để đảm bảo sự liên tục, thông suốt của hoạt động công vụ. - Khi xử lý kỷ luật cán bộ, công chức về nguyên tắc người bị kỷ luật phải có mặt tại Hội đồng kỷ luật, do đó họ có thể nhận thức được việc xử lý kỷ luật có hợp lý hay không và nhanh chóng quyết định việc khiếu nại quyết định kỷ luật đó hay không. 2. Thủ tục khiếu nại Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại. Đơn khiếu nại lần đầu phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại lần hai được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. III. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU 1. Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai như sau: - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết. - Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. - Ở đây cần chú ý về thủ tục thụ lý đó là cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, kể cả trường hợp đủ điều kiện thụ lý cũng như không đủ điều kiện thụ lý, nếu không thủ lý thì phải nêu rõ lý do. Tuy nhiên, nếu khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cơ quan tiếp nhận không thụ lý và không phải thông báo bằng văn bản mà chỉ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: