Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 5
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 5 CHƯƠNG V PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. KHÁI NIỆM CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước: Chi ngân sách nhà nước thể hiện chức năng phân phối tài chính ở khâu ngân sách nhà nước. Chi ngân sách Nhà nước là hoạt động của Nhà nước nhằm mục đích phân tích và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước theo dự toán ngân sách Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Có thể nói, đó chính là quá trình phân phối và sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Do vậy, thực hiện các khoản chi ngân sách nhà nước luôn gắn liền với các quan hệ tiền tệ trong phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước là quỹ ngân sách nhà nước. Về phương diện vật chất, các khoản chi ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ số tiền từ ngân quỹ mà nhà nước sử dụng để đảm bảo cho chức năng, nhiệm vụ của mình. Về phương diện kinh tế, chi ngân sách nhà nước là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước phải thực hiện. Do vậy, các khoản chi ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia. Chi ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau đây1: -Chi ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. 1 Dương Thị Bình Minh, Vũ Thị Minh Hằng, Sử Đình Thành, Nguyễn Tiến Hùng, Luật Tài chính, NXB Giáo dục 1996, tr93 1 -Cơ cấu, nội dung và mức độ dành cho các khoản chi ngân sách nhà nước do cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước là Quốc Hội quyết định. -Chi ngân sách nhà nước phải mang tính hiệu quả cao. Tính hiệu quả của hoạt động chi ngân sách nhà nước phải được đánh giá ở tầm vĩ mô. -Chi ngân sách nhà nước là hình thức cấp phát trực tiếp của nhà nước vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Chi ngân sách nhà nước là hình thức cấp phát không hoàn lại. 2 Cơ cấu các khoản chi ngân sách nhà nước: 2.1 Chi đầu tư phát triển: Việc phân biệt chi đầu tư phát triển trong cơ cấu các khoản chi ngân sách nhà nước là căn cứ vào mục đích kinh tế-xã hội của việc sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước. Theo đó, các khoản chi ngân sách nhà nước được phân biệt thành 2 nhóm lớn: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Trong đó, chi đầu tư phát triển mang tính chất của khoản chi tích luỹ. Chi thường xuyên còn được hiểu là chi có tính chất tiêu dùng. Chi có tính chất tích lũy hay còn gọi là chi đầu tư phát triển bao gồm những khoản chi phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, gắn liền với việc xây dựng, mở rộng cơ sở hạ tầng kinh tế. Có thể nói, chi đầu tư phát triển là khoản chi tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, nhằm phát triển năng lực sản xuất, tăng tích luỹ tài sản của nền kinh tế quốc dân. Việc nhà nước thực hiện chi đầu tư phát triển chính là việc ngân sách nhà nước bỏ vốn vào các hoạt động kinh tế xã hội để hướng đến những lợi ích kinh tế xã hội lớn hơn trong tương lai. Đây là những khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhưng ít phát sinh lợi ích ngay lập tức. Điều này làm 2 cho các khoản chi đầu tư phát triển ít thu hút tư nhân tham gia đầu tư. Chính vì vậy mà vai trò của nhà nước rất quan trọng trong việc thực hiện các khoản chi này. Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng, chi đầu tư phát triển thường có những khoản chi lớn hay được kể đến là: -Chi đầu tư xây dựng cơ bản. Khoản chi này được ngân sách nhà nước dùng để chi cho việc đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội mà không có khả năng thu hồi vốn. Khoản chi này nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. -Chi đầu tư, hỗ trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, lĩnh vực quan trọng mà cần thiết phải có sự tham gia của nhà nước Nhà nước. Những khoản chi này góp phần quan trọng để nhà nước thực hiện vai trò định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội theo đúng múc tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ. -Chi dự trữ Nhà nước là khoản chi để mua hàng hoá, vật tư dự trữ nhà nước có tính chiến lược của quốc gia hoặc hàng hoá, vật tư dự trữ mang tính chuyên ngành. -Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình, mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước chẳng hạn như cho chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình nước sạch nông thôn, phủ xanh đồi trọc… Chi đầu tư phát triển có những đặc điểm như sau: -Chi đầu tư phát triển là khoản chi lớn như không có tính ổn định do thứ tự và tỉ trọng ưu tiên trong chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước cho từng nội dung chi, từng lĩnh vực kinh tế xã hội ở mỗi giai đoạn là khác nhau. 3 -Phạm vi và mức độ chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. 2.2 Chi thường xuyên: So với nhóm các khoản chi có tính chất tích lũy hay còn gọi là chi đầu tư phát triển, nhóm các khoản chi có tính chất tiêu dùng đa dạng và phức tạp hơn. Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước thể hiện quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng cho các nhu cầu gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước. Chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm chi chủ yếu được xác định: - Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng: bao gồm chi quản lý hành chính của các cơ quan Nhà nước ở các cấp. Nhà nước ngày càng có xu hướng giảm thiểu đến mức tối đa có thể được các khoản chi năm trong nhóm này, nhằm mục đích tăng thu và tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước, tiến đến tinh gọn bộ máy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình đại học giáo trình luật luật tài chính Việt Nam chính sách ngân hàng ngân sách doanh nghiệpTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 982 4 0 -
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm): Phần 1 - TS. Cao Thị Oanh (Chủ biên)
129 trang 476 8 0 -
11 trang 436 0 0
-
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2): Phần 1
257 trang 393 6 0 -
Giáo trình Colreg 72 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
176 trang 371 2 0 -
7 trang 354 0 0
-
9 trang 338 0 0
-
Đặc điểm từ, ngữ trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2018
9 trang 326 0 0 -
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 303 0 0 -
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội
12 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT thành phố Vinh
52 trang 0 0 0 -
172 trang 0 0 0
-
7 trang 0 0 0
-
Khảo sát lực cắn tối đa của phục hình tháo lắp toàn hàm hai hàm
6 trang 0 0 0 -
6 trang 0 0 0
-
Kết quả khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin và dinoprostone trên thai trên 37 tuần
7 trang 0 0 0 -
Nghiên cứu chuyển đổi dạng bào chế của thược dược cam thảo thang sang dạng thạch
8 trang 0 0 0 -
7 trang 0 0 0
-
Kết quả điều trị dị dạng đường dẫn khí phổi bẩm sinh bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực
6 trang 1 0 0 -
7 trang 0 0 0