Danh mục

Giáo trình Miễn dịch học thú y: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Hồng Sơn

Số trang: 207      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.89 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (207 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình gồm 11 chương với nội dung phức tạp dần từ dẫn nhập các khái niệm cơ bản đến mô tả chi tiết các phạm trù khoa học cụ thể như hệ thống miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể, bổ thể, cytokine, phức hợp hòa hợp mô chính và phản ứng ghép mô, đáp ứng miễn dịch chống mầm bệnh và khối u, tương tác và điều hòa đáp ứng miễn dịch, các dạng đáp ứng miễn dịch có tính chất bệnh lý, liệu pháp miễn dịch và cuối cùng là những kỹ thuật miễn dịch học liên quan được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm và định type phân loại vi sinh vật. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Miễn dịch học thú y: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Hồng Sơn Chương 6. PHỨC HỢP PHÙ HỢP MÔ CHÍNH VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN MỤC TIÊU HỌC TẬP: - Trình bày được chức năng, cấu trúc và cơ chế hoạt động của các phức hợp phù hợp mô chính (MHC). - Trình bày được quá trình trình diện kháng nguyên. - Giải thích được tính đặc hiệu của quá trình trình diện kháng nguyên. - Trình bày được các cơ chế dung nạp miễn dịch. - Vận dụng được các quy luật dung nạp miễn dịch trong việc chọn và xử lý các loại mô ghép. 6.1. PHỨC HỢP PHÙ HỢP MÔ CHÍNH (MHC) 6.1.1. Các loại MHC Các kháng nguyên phù hợp mô chính, hay kháng nguyên MHC, là những yếu tố đóng vai trò dấu hiệu phân biệt giúp các tế bào lympho T nhận biết tế bào “của mình” hay “không phải của mình” trong quá trình rà soát và phản ứng để duy trì sự hằng định nội môi của cơ thể. Các tế bào T có chức năng rà soát các tế bào trong cơ thể để phát hiện những tế bào mang kháng nguyên không phải của mình và xử lý chúng một cách khác biệt so với các tế bào của mình. Đóng vai trò là dấu hiệu để phân biệt tế bào “của mình” hay “không phải của mình” có các phân tử kháng nguyên bề mặt chuyên biệt là kháng nguyên phù hợp mô chính, hay kháng nguyên MHC. Do phát hiện đầu tiên trên tế bào bạch cầu nên ở người kháng nguyên này được gọi là HLA, tức kháng nguyên bạch cầu người (human leukocyte antigen), tương tự, ở chuột nhắt được gọi là H2, ở khỉ vàng là RhL-A, ở tinh tinh (chimpanzee) là ChL-A, ở bò là BoL-A, ở lợn là SL-A, ở cừu là VL-A, ở chó là DL-A, ở thỏ là RL-A, ở chuột lang là GPL-A, ở chuột đồng là RT-1, ở gà là B. Các kháng nguyên này được gọi chung là MHC và có hai loại (lớp): MHC lớp I (MHC-I) và MHC lớp II (MHC-II), trong đó 198 tất cả các tế bào động vật đều biểu hiện MHC-I, còn sự biểu hiện MHC-II phụ thuộc môi trường nội môi tại vị trí giải phẫu và điều kiện cụ thể. 6.1.1.1. MHC lớp I MHC lớp I (MHC-I) có trên bề mặt của tất cả các tế bào có nhân của động vật. Chúng gắn với các peptide được hình thành do phân giải các kháng nguyên tạo ra trong tế bào, bao gồm cả các protein của chính tế bào đó (bình thường cũng như trường hợp tế bào ung thư), hoặc các protein của virus hay vi khuẩn hay vi sinh vật khác ký sinh nội bào. Về cấu tạo, phân tử MHC-I gồm một chuỗi nặng xuyên màng (chuỗi α), liên kết không đồng hóa trị với một chuỗi nhẹ ngoài màng β2- microglobulin. Khối lượng của chuỗi α khoảng 44 kDa, chuỗi β2-microglobulin khoảng 12 kDa. Phần ngoại bào của chuỗi Hình 6.1. Mô hình cấu trúc phân tử của MHC-I (trái) nặng gồm 3 miền và MHC-II (phải). (domain): α1, α2 và α3, Ngoài tương tác của peptide “siêu kháng nguyên” trên mỗi domain khoảng 90 rãnh giữa miền α1 và α2 ở MHC-I hoặc “siêu kháng nguyên” trên rãnh giữa α1 và β1 ở MHC-II với các amino acid. Phần xuyên TCR đặc hiệu còn có các tương tác giữa trình tự α3 màng gồm 25 - 26 của MHC-I với phân tử CD8 (của Tc) và giữa trình tự amino acid và phần nội β2 của MHC-II với CD4 (của Th) để thực hiện trình bào 30 - 35 amino acid. diện kháng nguyên. Vị trí gắn mẩu peptide ở giữa hai miền α1 và α2 (là những domain ở xa màng tế bào nhất) là những chuỗi có tính đa hình (tức khác biệt giữa các tế bào, tương ứng với cấu trúc mỗi loại “siêu kháng nguyên”, tức đoạn peptide dài khoảng 9 - 24 amino acid của kháng nguyên có thể được MHC giữ lại nhờ tương thích về cấu trúc không gian, tương tự giữa kháng nguyên 199 với kháng thể). Khác với chuỗi α, chuỗi β2-microglobulin là chuỗi duy nhất, không có tính đa dạng kiểu hình và không được mã hóa bởi các gene thuộc phức hệ MHC. 6.1.1.2. MHC lớp II Các phân tử MHC lớp II (MHC-II) chỉ có trên một số loại tế bào của hệ miễn dịch chuyên bắt giữ, nuốt và tiêu hóa mầm bệnh với tư cách là các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp (đại thực bào, tế bào tua hoặc các lympho B đã thành thục). Các mầm bệnh bị các tế bào thực bào nuốt và tiêu hóa thành các đoạn peptide, gắn chúng với phân tử MHC-II có sẵn trong hệ thống mạng lưới nội chất tế bào chất rồi nhờ sự dịch chuyển của hệ thống này mà phô bày trên màng tế bào. Phức hệ phân tử MHC-II gồm hai chuỗi xuyên màng, α và β. Cả hai đều thuộc về siêu họ các phân tử globulin miễn dịch và được mã hóa bởi các gene trong hệ MHC. Mỗi chuỗi góp một miền ngoài cùng (α1 và β1) là các đoạn có tính đa hình, tạo nên vị trí gắn mẩu peptide. Khối lượng chuỗi α khoảng 33 - 35 kDa, chuỗi β khoảng 26 - 28 kDa. 6.1.2. Sự khám phá các nguy cơ bệnh tật liên quan đến MHC Người ta thấy có sự liên hệ giữa một số kiểu hình HLA với một số bệnh, nhất là các bệnh tự miễn. Năm 1967, một vài kiểu hình MHC được xác định là có nguy cơ cao mắc bệnh lymphoma (ung thư bạch huyết) Hodgkin (Amiel, 1967). Không lâu sau đó, nhiều bệnh cũng được chứng tỏ là có liên quan đến các gene MHC. Tuy nhiên, cơ chế chính xác của nguy cơ liên quan đến MHC trong các bệnh tự miễn vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. 6.1.3. Gene mã hóa phức hệ MHC Phức hợp các gene HLA (MHC ở người) nằm ở nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 6 (băng 6p21.3). Còn gene mã hóa chuỗi β2- microglobulin của MHC lớp I (không có tính đa dạng kiểu hình) nằm trên nhiễm sắc thể 15 (15q2 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: