Danh mục

Giáo trình Một số kiến thức cơ bản thực hành sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi (Nghề: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Số trang: 102      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.97 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình môn học “Một số kiến thức cơ bản thực hành Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về việc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi cách an toàn và hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Một số kiến thức cơ bản thực hành sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi (Nghề: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔM HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN THỰC HÀNH SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI MÃ SỐ: MH 02 NGHỀ SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI Trình độ: Đào tạo dưới 03 tháng (Phê duyệt tại Quyết định số 443/QĐ-SNN-KNKN ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) NĂM 2016 LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt được mục tiêu của Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của địa phương, chúng tôi tiến hành biên soạn và điều chỉnh giáo trình đào tạo Nghề Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi. Giáo trình môn học “Một số kiến thức cơ bản thực hành Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về việc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi cách an toàn và hiệu quả. Đây là giáo trình môn học trình độ đào tạo dưới 03 tháng được tổng hợp trên tài liệu chính là môn học “Giải phẫu – Sinh lý vật nuôi” và “Bệnh ở vật nuôi” trình độ sơ cấp nghề1 được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình này là môn học thứ hai trong số 02 môn học của chương trình đào tạo nghề “Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi” trình độ đào tạo dưới 03 tháng. Trong môn học này gồm có 03 chương dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp như sau: Chương 1. Kỹ thuật thú y áp dụng cho vật nuôi Chương 2. Giải phẫu, sinh lý vật nuôi Chương 3. Bệnh ở vật nuôi Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn! Nhóm biên soạn Giáo trình môn học “Giải phẫu, sinh lý vật nuôi” trình độ sơ cấp nghề gồm: 1. Nguyễn Đức Dương – Chủ biên 2. Nguyễn Công Lý – Thành viên 3. Nguyễn Xuân Hùng – Thành viên Nhóm biên soạn Giáo trình môn học “Bệnh ở vật nuôi” trình độ sơ cấp nghề gồm: 1. Nguyễn Đức Dương – Chủ biên 2. Trần Xuân Đệ - Thành viên 3. Nguyễn Trọng Kim – Thành viên 1 Giáo trình được biên soạn kèm theo Quyết định số 1549 /QĐ-BNN-TCCB ngày 18/10/ 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT 1 MỤC LỤC Chương 1. Kỹ thuật thú y áp dụng cho vật nuôi ............................................................ 3 Chương 2. Giải phẫu, sinh lý vật nuôi ......................................................................... 14 Chương 3. Bệnh ở vật nuôi .......................................................................................... 38 Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................................ 62 Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 62 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 63 2 MÔN HỌC: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN THỰC HÀNH SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI Mã môn học: MH 02 Thời gian: 64 gi . Giới thiệu môn học Ngư i học sau khi học xong môn học này có khả năng thực hành một số thao tác cơ bản về việc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi. Môn học này được giảng dạy theo phương pháp dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thức môn học được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm, thực hành kỹ năng nghề và làm bài tập thực hành Chương 1. Kỹ thuật thú y áp dụng cho vật nuôi Mã số môn học: MH02-1 Thời gian: 20 gi Mục tiêu Học xong chương này người học nghề có khả năng: - Thực hiện cố định vật nuôi. - Biết cách chọn và sử dụng kim, bơm tiêm. - Thực hiện được các con đư ng cấp thuốc cho vật nuôi. A. Nội dung 1. Một số điểm lưu ý khi cố định vật nuôi Cố định gia súc giúp ngăn ngừa việc chống cự, tấn công của gia súc; tránh được những tai nạn đáng tiếc cho cả ngư i và vật nuôi; tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn được th i gian thực hiện. Đảm bảo việc kiểm tra sức khỏe, cấp thuốc hoặc phẫu thuật gia súc. Một số điểm cần lưu ý khi cố định gia súc - Khi tiếp xúc với gia súc phải có thái độ ôn hòa, thân mật nhất là đối với loài có tính hưng phấn cao. Cần tránh có những động tác thô bạo, thái độ nóng nảy làm cho gia súc sợ hãi gây khó khăn cho việc cố định. - Trước khi thực hiện cố định gia súc cần kiểm tra kỹ lưỡng dụng cụ cố định (dây thừng, rọ mõm, giá cố định…). - Nơi cố định phải được dọn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt không có vật cứng, tránh những tổn thương cho gia súc khi cố định. - Khi gia súc ăn quá no, cần tránh việc vật ngã một cách thô bạo. Đối với gia súc mang thai cần thận trọng khi cố định. - Các thao tác cố định phải được tiến hành nhanh, chính xác. Các nút buộc cần đơn giản mà chắc chắn, dễ giải thoát cho vật nuôi khi có các tai biến. Trong phẫu thuật ngoại khoa khi cố định cần sử dụng các nút thắt “sống” để dễ dàng giải thoát gia súc khi có tai biến xảy ra. 3 Tùy theo thao tác thú y cần tiến hành và khối lượng cơ thể của vật nuôi, mà có thể cố định chúng theo nhiều cách khác nhau. Một số phương pháp cố định vật nuôi khi khám hoặc cấp thuốc hoặc giải phẫu: 2. Các phương pháp cố đinh vật nuôi 2.1. Phương pháp cố định trâu, bò (1) Phương pháp cố định một chân trước Một vòng dây được buộc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: