Giáo trình Ngân hàng thương mại: Phần 1
Số trang: 21
Loại file: pdf
Dung lượng: 636.00 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 1 giáo trình "Ngân hàng thương mại" trình bày tổng quan về ngân hàng thương mại, nguồn vốn và quản lý nguồn vốn tại ngân hàng thương mại, những vấn đề chung trong cho vay qua nội dung 3 chương đầu tài liệu. Cuối mỗi chương có phần tóm tắt nội dung và hệ thống câu hỏi ôn tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Ngân hàng thương mại: Phần 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP THS. NGUYỄN THỊ THU CÚC === === NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VINH, NĂM 2011 = = TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP THS. NGUYỄN THỊ THU CÚC === === NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VINH, NĂM 2011 = = CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Mục tiêu của chương: Nắm được bản chất, chức năng của ngân hàng thương mại, qua đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác. Hiểu được tổng quan các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. 1.Khái niệm ngân hàng thương mại Luật các tổ chức tín dụng do quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Luật này còn định nghĩa:” Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.” Luật ngân hàng Nhà nước định nghĩa:” Hoat động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.” 2.Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 2.1.Hoạt động huy động vốn - Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Vay vốn của tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 2.2.Hoạt động cấp tín dụng - Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như bao thanh toán tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phòng… 2.3.Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động sau: - Cung cấp phương tiện thanh toán - Thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng - Thực hiện dịch vụ thu hộ chi hộ - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước 2.4.Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động truyền thống bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện một số hoạt động khác như: - Góp vốn mua cổ phần Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh. - Tham gia thị trường tiền tệ Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. - Kinh doanh ngoại hối - Ủy thác và nhận ủy thác - Tư vấn tài chính HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I 1. Nêu vị trí, vai trò của ngân hàng thương mại trong hệ thống tài chính 2. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại được thể hiện qua những nghiệp vụ gì? 3.Các dịch vụ ngân hàng cung cấp? Tiện ích của các dịch vụ này? 4.Phân tích chức năng “Trung gian thanh toán ” của ngân hàng thương mại 5.Phân tích chức năng “ Trung gian tín dụng” của ngân hàng thương mại 6.Phân tích chức năng “ Tạo tiền” của ngân hàng thương mại 7.Trình bày quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mạic 8.Sự khác nhau cơ bản giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp? 9.Trình bày các cách phân loại ngân hàng thương mại. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG I Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, có ba chức năng cơ bản là chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và tạo tiền. Qua việc huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay và đầu tư, ngân hàng thương mại đã điều hòa vốn từ nơi tạm thời thừa vốn đến nơi tạm thời thiếu vốn làm giảm tối đa lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình vận động của vốn trong xã hội. Thực hiện chức năng trung gian thanh toán là việc ngân hàng trả tiền cho khách hàng theo lệch của chủ tài khoản và nhập vào tài khoản những khoản tiền của họ qua đó cung cấp cho khách hàng nhiều phương t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Ngân hàng thương mại: Phần 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP THS. NGUYỄN THỊ THU CÚC === === NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VINH, NĂM 2011 = = TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP THS. NGUYỄN THỊ THU CÚC === === NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VINH, NĂM 2011 = = CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Mục tiêu của chương: Nắm được bản chất, chức năng của ngân hàng thương mại, qua đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác. Hiểu được tổng quan các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. 1.Khái niệm ngân hàng thương mại Luật các tổ chức tín dụng do quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Luật này còn định nghĩa:” Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.” Luật ngân hàng Nhà nước định nghĩa:” Hoat động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.” 2.Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 2.1.Hoạt động huy động vốn - Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Vay vốn của tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 2.2.Hoạt động cấp tín dụng - Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như bao thanh toán tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phòng… 2.3.Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động sau: - Cung cấp phương tiện thanh toán - Thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng - Thực hiện dịch vụ thu hộ chi hộ - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước 2.4.Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động truyền thống bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện một số hoạt động khác như: - Góp vốn mua cổ phần Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh. - Tham gia thị trường tiền tệ Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. - Kinh doanh ngoại hối - Ủy thác và nhận ủy thác - Tư vấn tài chính HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I 1. Nêu vị trí, vai trò của ngân hàng thương mại trong hệ thống tài chính 2. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại được thể hiện qua những nghiệp vụ gì? 3.Các dịch vụ ngân hàng cung cấp? Tiện ích của các dịch vụ này? 4.Phân tích chức năng “Trung gian thanh toán ” của ngân hàng thương mại 5.Phân tích chức năng “ Trung gian tín dụng” của ngân hàng thương mại 6.Phân tích chức năng “ Tạo tiền” của ngân hàng thương mại 7.Trình bày quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mạic 8.Sự khác nhau cơ bản giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp? 9.Trình bày các cách phân loại ngân hàng thương mại. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG I Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, có ba chức năng cơ bản là chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và tạo tiền. Qua việc huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay và đầu tư, ngân hàng thương mại đã điều hòa vốn từ nơi tạm thời thừa vốn đến nơi tạm thời thiếu vốn làm giảm tối đa lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình vận động của vốn trong xã hội. Thực hiện chức năng trung gian thanh toán là việc ngân hàng trả tiền cho khách hàng theo lệch của chủ tài khoản và nhập vào tài khoản những khoản tiền của họ qua đó cung cấp cho khách hàng nhiều phương t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ngân hàng thương mại Vốn ngân hàng Quản lý nguồn vốn Quản trị ngân hàng Tài chính ngân hàng Hoạt động ngân hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 380 1 0 -
174 trang 311 0 0
-
102 trang 293 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 291 0 0 -
7 trang 238 3 0
-
19 trang 184 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rủi ro rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam
86 trang 183 0 0 -
27 trang 177 0 0
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 176 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 174 0 0