Danh mục

Giáo trình Pháp luật trong xây dựng: Phần 2

Số trang: 68      Loại file: pdf      Dung lượng: 587.30 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (68 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Nối tiếp phần 1, phần 2 của giáo trình "Giáo trình Pháp luật trong xây dựng" với những kiến thức về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; quản lý một số hoạt động khác trong xây dựng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Pháp luật trong xây dựng: Phần 2Giáo trình Pháp luật trong xây dựng Trường CĐXD TP.HCM-HCC CHƯƠNG 4 HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNGVăn bản pháp luật liên quan :- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII;- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII;- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính Phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính Phủ về Quy định chi về hợp đồng xây dựng;- Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng ;- Và một số văn bản khác.4.1. Khái niệm về hợp đồng xây dựng Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giaothầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầutư xây dựng. Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhàthầu chính. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; lànhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể làliên danh các nhà thầu.4.2. Quy định chung về hợp đồng xây dựng4.2.1.Các căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng Bao gồm các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết quảlựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các căn cứ pháp lý ápdụng có liên quan. 79Giáo trình Pháp luật trong xây dựng Trường CĐXD TP.HCM-HCC Đối với hợp đồng EPC, EC, EP ngoài các căn cứ nêu ở trên thì căn cứ ký kết hợpđồng còn bao gồm báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế FEED đượcduyệt. Đối với hợp đồng chìa khóa trao tay ngoài các căn cứ nêu ở trên thì căn cứ ký kếthợp đồng còn bao gồm nhiệm vụ thực hiện dự án, chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứutiền khả thi đầu tư xây dựng được phê duyệt.4.2.2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng a) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội; b) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng; c) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng; d) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thoả thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.4.2.3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng a) Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác; b) Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật; c) Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.4.2.4. Hợp đồng xây dựng phải được ký kết và thực hiện phù hợp với quy định củapháp luật có liên quan.4.3. Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng4.3.1. Hiệu lực của hợp đồng xây dựng Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng; c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên 80Giáo trình Pháp luật trong xây dựng Trường CĐXD TP.HCM-HCC tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóngdấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựngvà bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối vớihợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).4.3.2. Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng a) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện; b) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan; c) Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan ...

Tài liệu được xem nhiều: