Danh mục

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu Quan hệ quốc tế: Phần 2 (Dành cho hệ đại học và sau đại học)

Số trang: 156      Loại file: pdf      Dung lượng: 992.85 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (156 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Phương pháp nghiên cứu Quan hệ quốc tế phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Hướng dẫn làm đề tài nghiên cứu khoa học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu Quan hệ quốc tế: Phần 2 (Dành cho hệ đại học và sau đại học) Chương III HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC QUAN HỆ QUỐC TẾ Như đã trình bày phần trước, có nhiều loại đề tài nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, mọi đề tài đều trải qua những bước tiến hành, nội dung cơ bản chung. I. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ 1. Đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Việc đầu tiên để làm đề tài nghiên cứu khoa học là đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (làm đề tài). Phải làm đơn đăng ký chủ trì nhiệm vụ theo mẫu 1- Đăng ký đề tài và xây dựng thuyết minh nhiệm vụ (mẫu 2- Thuyết minh đề tài). Đối với luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp đại học ngành quan hệ quốc tế thì soạn đề cương nghiên cứu. Có thể soạn đề cương sơ bộ rồi đề cương chi tiết hoặc soạn ngay đề cương chi tiết. Để xây dựng được 193 các văn bản trên, việc đầu tiên là nghiên cứu các công trình nghiên cứu đã có liên quan đến hướng nghiên cứu của mình,... 1.1. Nghiên cứu các kết quả đã nghiên cứu, thực hiện có liên quan Phải xuất phát từ những ý tưởng mới, sau đó thu thập tài liệu, triển khai thực hiện. Có thể có đề tài diễn ra theo hướng ngược lại, tức là sau khi đã tích luỹ một lượng thông tin, tài liệu đủ lớn để có cái nhìn tổng quát và sâu sắc, làm nảy sinh ý tưởng về đề tài nghiên cứu. Để xây dựng được thuyết minh đề tài và soạn thảo được đề cương luận án, luận văn, khóa luận, đầu tiên người nghiên cứu cần tập hợp càng đầy đủ càng tốt các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến hướng nghiên cứu đã lựa chọn hoặc đề tài đã được xác định. Các kết quả này thường đã được công bố dưới nhiều dạng khác nhau như các bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, các kỷ yếu hội nghị/hội thảo khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo, luận án, luận văn và khóa luận chuyên ngành quan hệ quốc tế của các cơ sở đào tạo đại học, sau và trên đại học. Ngoài các ấn phẩm trong nước, cần cố gắng tiếp cận các ẩn phẩm ở nước ngoài. Cần phải đọc nhanh các ấn phẩm đó để nắm được nội dung cơ bản, đồng thời đọc kỹ, sâu những công trình có nhiều thông tin liên quan đến hướng nghiên cứu hoặc đề tài nghiên cứu. Nên đặc biệt lưu ý bài báo khoa học đăng 194 trên tạp chí khoa học vì các bài nghiên cứu đó thường thể hiện thành tựu nghiên cứu mới nhất. 'Thông qua các công bố mới nhất, chúng ta biết được tính khoa học tại thời điểm hiện tại để làm tiêu chuẩn về tính khoa học mà công trình của mình sẽ phải đạt tới'1. Mục đích của việc tìm hiểu là để có thông tin cơ bản về vấn đề nghiên cứu, làm rõ vấn đề nghiên cứu. Từ đó xác định chính xác đề tài sẽ triển khai hoặc soạn thảo thuyết minh/đề cương nghiên cứu. Các thông tin đầu tiên trong tổng quan đề tài nghiên cứu để tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đó, cần đảm bảo đặc tính tiên quyết của kết quả nghiên cứu khoa học là 'mới' và chưa từng 'công bố'. Đây là việc làm trong giai đoạn đầu của hoạt động nghiên cứu đề tài khoa học song vẫn cần theo dõi kỹ suốt quá trình làm đề tài. Cần lưu ý trường hợp trên thế giới đã công bố kết quả nghiên cứu tương tự trước khi hoạt động nghiên cứu của mình kết thúc, công bố kết quả. Ngoài ra, cần tham khảo thêm kinh nghiệm người đi trước để có những ý tưởng và phương pháp nghiên cứu tốt hơn. 1.2. Xây dựng thuyết minh đề tài/đề cương luận án, luận văn và khóa luận Công việc tiếp theo là hoàn thiện đơn đăng ký, thuyết minh, phần mở đầu luận án, luận văn và khóa luận tốt nghiệp. ___________ 1. Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh: Tư duy sáng tạo và phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2012. 195 Các văn bản này đều có nội dung quan trọng và giống nhau như tính cấp thiết, tổng quan, tên, mục tiêu, nhiệm vụ... Đơn đăng ký tham gia tuyển chọn và thuyết minh đề tài đều có mẫu sẵn. Đơn đăng ký có 10 nội dung còn thuyết minh đề tài có 23 vấn đề. Nhiếu vấn đề như nhân sự, kinh phí, thời gian,… thực hiện khá đơn giản. Khi viết các mục còn lại, các chủ nhiệm đề tài nên tham khảo thuyết minh các đề tài đã hoàn thành để có luận cứ giải trình các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu như tổ chức hội thảo, tọa đàm, khảo sát, kỹ thuật sử dụng,… Tuy nhiên, có những nội dung khoa học khá phức tạp, cần suy ngẫm, trao đổi, bàn bạc trên cơ sở những kiến thức đã thu nhận được qua nghiên cứu và tìm hiểu các công trình liên quan. Các vấn đề quan trọng hàng đầu phải được làm rõ trong thuyết minh/đề cương luận án/luận văn/khóa luận tốt nghiệp. Các vấn đề xếp theo trật tự lôgích như tính cấp thiết, bao gồm ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn là mục 1, tiếp đến là lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và phương pháp luận, đóng góp của đề tài/luận án/luận văn/khóa luận, kết cấu (bố cục). Các vấn đề đó là: i) Xác định tên đề tài nghiên cứu khoa học. Đây là vấn đề rất quan trọng vì xác định hướng nghiên cứu của toàn bộ quá trình làm đề tài. Mặt khác, tên đề tài sẽ không được thay đổi khi cơ quan quản lý đã phê duyệt. Nếu tên đề tài không chuẩn xác sẽ gây không ít khó khăn trong việc triển khai. Tên đề tài có thể do chủ nhiệm đề tài và 196 nhóm đề tài nghiên cứu tự xác định. Đề tài cũng có thể do các cơ quan/đơn vị đặt hàng xác định. Đối với luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, tên đề tài do thầy, trò quyết định. Sáng kiến có khi là từ học viên/sinh viên, cũng có khi từ thầy hướng dẫn khoa học. - Yêu cầu của một đề tài: + Có tính cấp thiết trong thời điểm nghiên cứu; + Có yếu tố mới về lý luận hoặc thực tiễn. - Cách lựa chọn đề tài nghiên cứu: Xác định đề tài là khâu quan trọng. Lựa chọn đề tài là, được xác định thông qua cách phát hiện vấn đề, xác định q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: