Danh mục

Giáo trình PLC nâng cao (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.73 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình PLC nâng cao giúp người học có thể kết nối dây giữa PC - CPU và thiết bị ngoại vi, nắm được cấu hình phần cứng của một số loại PLC của hãng khác, viết chương trình, nạp trình để thực hiện được một số bài toán ứng dụng đơn giản trong công nghiệp, phân tích luận lý một số chương trình, phát hiện sai lỗi và sửa chữa khắc phục. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 2 dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình PLC nâng cao (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội Bài 3 Lắp đặt mô hình điều khiển bằng PLC Giới thiệu: Nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế, tự động hóa sản xuất đóng vai trò quan trọng, tự động hóa giúp tăng năng suất, tăng độ chính xác và do đó tăng hiệu quả quá trình sản xuất. Để có thể thực hiện tự động hóa sản xuất, bên cạnh các máy móc cơ khí hay điện, các dây chuyền sản xuất…v.v, cũng cần thiết phải có các bộ điều khiển để điều khiển chúng.Trong đó, điều khiển lập trình là một trong các bộ điều khiển đáp ứng được yêu cầu đó. Mục tiêu: Trình bày được cách kết nối giữa PLC và thiết bị ngoại vi theo nội dung đẵ học. Kiểm tra nối dây bằng phần mềm chính xác theo nội dung đã học Thực hiện cài đặt phần mềm đạt các yêu cầu kỹ thuật Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp Nội dung chính: 3.1. Giới thiệu - Sự phát triển của PLC đã đem lại nhiều thuận lợi làm các thao tác máy trở nên nhanh, nhạy, dễ dàng và tin cậy hơn. Nó có khả năng thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều khiển truyền thống dùng rơle. Hình 3.1a: Điều khiển băng chuyền và đóng gói sản phẩm: 151 - PLC có khả năng điều khiển thiết bị dễ dàng và linh hoạt dựa trên việc lập trình trên các lệnh logic cơ bản; khả năng định thời, đếm; giải quyết các vấn đề toán học và công nghệ; khả năng tạo lập, gởi đi, tiếp nhận những tín hiệu nhằm mục đích kiểm soát sự kích hoạt hoặc đình chỉ những chức năng của máy hoặc một dây chuyền công nghệ. ( hình 3.1 a,b,c,d) Hình 3.1b: ứng dụng PLC vào máy khai thác mỏ Hình 3.1c: điều khiển dây truyền lắp ráp máy tính 152 Hình 3.1d: Ứng dụng PLC vào máy dán nhãn thuốc lá Những đặc điểm làm cho PLC có tính năng ưu việt và thích hợp trong môi trường công nghiệp gồm có: + Khả năng kháng nhiễu rất tốt. + Cấu trúc dạng module rất thuận tiện cho việc thiết kế, mở rộng, cải tạo nâng cấp... + Có những modul chuyên dụng để thực hiện những chức năng đặc biệt hay những modul truyền thông để kết nối PLC với mạng công nghiệp hoặc mạng Internet. + Khả năng lập trình được, lập trình dễ dàng cũng là đặc điểm quan trọng để xếp hạng một hệ thống điều khiển tự động. + Yêu cầu của người lập trình không cần giỏi về kiến thức điện tử mà chỉ cần nắm vững công nghệ sản xuất và biết chọn thiết bị thích hợp là có thể lập trình được. + Nội dung bài học này sẽ đề cập đến việc lắp đặt mô hình điều khiển bằng PLC để giúp người học hiểu rõ hơn về những tính năng ưu việt của PLC 3.2. Cách kết nối dây Mục tiêu: Nắm vững cách kết nối cảm biến vào PLC. Đấu động cơ 3 pha.( hình 3.2 a,b,c) 153 Hình 3.2a: Động Cơ đấu sao Hình 3.2b: Động cơ đấu tam giác Hình 3.2c: đấu động cơ vào contactor 154 Hình 3.2d: Cảm biến cảm ứng từ Hình 3.2e: Cảm biến điện dung Hình 3.2f: Cảm biến quang 155 Kết nối cảm biến vào PLC ( hình 3.3) Hình 3.3a: kết nối ngõ vào cảm biến kiểu NPN Hình 3.3b: kết nối ngõ vào cảm biến kiểu PNP 156 Kết nối nút nhấn công tắc hành trình vào PLC ( hình 3.4) Hình 3.4a: nút nhấn Hình 3.4b: công tắc hành trình Kết nối nút nhấn, công tắc hành trình vào PLC ( hình 3.4c) Hình 3.4c 157 Tóm tắt các mô hình và bài tập ứng dụng 3.3.1. Mô hình thang máy xây dựng Mục đích và yêu cầu: a. Mục đích: Ứng dụng các lệnh cơ bản trong PLC để viết chương trình điều khiển theo yêu cầu của giáo viên. b. Yêu cầu: Sau bài học này học sinh có thể viết được chương trình PLC điều khiển thang máy xây dựng Phần thực hành: Yêu cầu công nghệ: Mô hình bao gồm: Một thang máy Yêu cầu: Khi nhấn phím bấm thang máy ON ( khi buồng trong thang máy đã chứa đầy vật liệu – có cảm biến khối lượng ) + Nếu chưa đầy thang máy không chạy lên + Khi thang máy đầy, thang chạy lên và dừng lại + Khi vật liệu chuyển ra bên ngoài hết,người vận hành bấm nút ON thì thang máy mới được chạy xuống 158 Trình tự thực hành: Quy định địa chỉ ngõ vào/ra: Ngõ vào Ngõ ra Địa Mô tả Địa Mô tả chỉ chỉ I0.0 Nút ON Q0.0 Thang máy lên (K1) I0.1 Cảm biến khối Q0.1 Thang máy lượng xuống(K2) I0.3 Cảm biến khối lượng rổng I0.4 Hành trình dưới I0.3 Hành trình trên Vẽ sơ đồ kết nối thiết bị: 159 Viết chương trình điều khiển: 160 Chạy mô phỏng chương trình: Bài tập thực hành: Chương trình điều khiển thang máy hoạt động theo yêu cầu sau: Chọn tầng bằng các phím GND, 1, 2 và 3. Có các cảm biến vị trí V0, V1, V2 và V3 để biết thang đang ở tầng nào. Nếu chọn phím 1 thì cho động cơ hoạt động kéo thang từ tầng trệt lên tầng 1 và dừng lại, chuông kêu, cửa mở trong vòng 10s rồi đóng lại. Tương tự cho các phím khác. Nếu không có phím chọn khác thì động cơ hoạt động đưa thang về tầng trệt chờ. Động cơ đi lên = quay thuận. Động cơ đi xuống = quay ngược. Yêu cầu thực hành Vẽ mạch động lực và sơ đồ kết nối PLC với thiết bị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: