Danh mục

Giáo trình Quản trị kinh doanh dược (Ngành: Dược sĩ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

Số trang: 151      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.79 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Quản trị kinh doanh dược (Ngành: Dược sĩ - Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các kiến thức cơ bản về luật doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp; Phân tích được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dược;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị kinh doanh dược (Ngành: Dược sĩ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình UBND TỈNH NINH BÌNH TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ NINH BÌNH GIÁO TRÌNHMÔN HỌC: QUẢN TRỊ KINH DOANH DƢỢC NGÀNH: DƢỢC SỸ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUI 9/2015 GIỚI THIỆU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ KINH DOANH DƢỢC Đối tượng: Cao đẳng Dược chính quyThời điểm thực hiện môn học: Năm học thứ 3MỤC TIÊU HỌC PHẦN: Trình bày được các kiến thức cơ bản về luật doanh nghiệp, các loạihình doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, Tài chính doanhnghiệp. Phân tích được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dược. Trình bày được các quy định về thuế doanh nghiệp và hợp đồng kinh tế,công tác quản lý cung ứng thuốc. Phân tích được phương pháp đánh giá hoạt động và sử dụng vốn trongkinh doanh của doanh nghiệp Dược So sánh được các loại hình kinh doanh, tính toán được các bài tập cụthể Hình thành trong sinh viên một số kỹ năng căn bản: kỹ năng tính toánvề giá trị gia tăng, phân biệt được đúng sai trong các hợp đồng kinh tế và giảicác bài tập cụ thể.NỘI DUNG HỌC PHẦN STT Nội dung học phần Trang Phần Lý thuyết 1 Doanh nghiệp và luật doanh nghiệp 3 2 Tài chính doanh nghiệp 24 3 Phân tích hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Dược 60 4 Qui định về thuế doanh nghiệp 86 5 Qui định về hợp đồng kinh tế 99 1 6 Quản lý cung ứng thuốc 111 Phần thực hành 7 Tài chính doanh nghiệp 136 8 Phân tích hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Dược 142 9 Qui định về thuế doanh nghiệp 145 10 Quản lý cung ứng thuốc 148 Tổng 149ĐÁNH GIÁ Hình thức thi: Tự luận Thang điểm: 10 Cách tính điểm Điểm thường xuyên: 01 điểm kiểm tra thường xuyên trọng số 10% Điểm kiểm tra định kỳ: có 1 bài kiểm tra tự luận 45 phút, tuần 7 chiếm trọng số20% + Điểm thi học phần: Thi tự luận trọng số 70% 2 BÀI 1 DOANH NGHIỆP - LUẬT DOANH NGHIỆPMỤC TIÊU Trình bày được khái niệm về doanh nghiệp, phân loại các loại hình doanh nghiệp. Trình bày được các quyền và nghĩa vụ của các loại hình doanh nghiệp Trình bày sự ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong của một doanh nghiệp. Trình bày được môi trường hoạt động của doanh nghiệp Trình bày được các loại mô hình tổ chức của doanh nghiệp.NỘI DUNG MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Một số từ ngữ cần được hiểu: 1.1. Kinh doanh: Khái niệm này trên thực tế nay được hiểu rất khác nhau. Có người cho rằng: Kinh doanh là việc bỏ ra một số vốn ban đầu vào hoạtđộng trên thị trường để thu một lượng tiền lớn hơn sau một thời gian nào đó. Luật doanh nghiệp của Việt Nam, có hiệu lực từ tháng 1 năm 2000 ghi: “Kinhdoanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từsản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mụcđích sinh lời”. Với cách hiểu đó, khi nói đến hoạt động kinh doanh cần lưu ý các điểm sau đây: Kinh doanh phải gắn với thị trường và phải diễn ra trên thị trường. Chính điềunày đòi hỏi kinh doanh phải tuân theo các luật lệ và các quy luật khách quan của thịtrường. Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện. Và chủ thể đó thường được gọitrên thực tế là chủ thể kinh doanh. Nó có thể là tư nhân, doanh nghiệp ... Chủ thể kinh doanh cần phải có: + Quyền sở hữu nào đó về các yếu tố của hoạt động kinh doanh như: vốn, tàisản ... Phải có quyền tự do và chủ động kinh doanh trong một phạm vi nhất định vàphải chịu trách nhiệm trước hết về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Mục đích chủ yếu của kinh doanh là sinh lời. Đó là các điểm cần lưu ý khi thực hiện bất kỳ một kinh doanh nào.1.1.2. Doanh nghiệp Doanh nghiệp là một trong các chủ thể kinh doanh chủ yếu của xã hội. 3 Về khái niệm doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều các kiểu khác nhau. Có người cho rằng: “Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”. Luật doanh nghiệp (1/2000) quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh”. Việc thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp (INSEE) thì cho: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất ra các của cải vật chất hoặc các dịch vụ dùng để bán, doanh nghiệp được khái quát trong hình [1.1] DOANH NGHIỆP Nơi sản xuất Nơi phân chia Nơi hợp tác Nơi thực hiện Kết hợp các Các thu nhập hoặc xử lý xung quyền lực chủ đầu vào để cho người lao đột giữa các doanh nghiệp sản xuất của động các chủ thành viên của quyết định các cải và/hoặc sở hữu, các nhà doanh nghiệp cán bộ truyền dịch vụ đem ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: