Danh mục

Giáo trình Quản trị logistics kinh doanh: Phần 2

Số trang: 241      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.20 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Quản trị logistics kinh doanh" nhằm trang bị các kiến thức cơ bản nhất về xác định chiến lược, xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát các hoạt động logistics một cách hệ thống tại doanh nghiệp, đồng thời giúp các nhà quản trị ứng dụng linh hoạt các hoạt động này vào các điều kiện thị trường và môi trường kinh doanh nhiều thay đổi và biến động. Giáo trình được kết cấu thành 9 chương và chia làm 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: quản lý dự trữ và quản trị mua hàng; quản trị vận chuyển hàng hóa; quản lý kho hàng, bao bì đóng gói và logistics ngược; doanh nghiệp 3PL và ngành logistics quốc gia; logistics trong thương mại đện tử và toàn cầu hóa;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị logistics kinh doanh: Phần 2 Chương 5 QUẢN LÝ DỰ TRỮ VÀ QUẢN TRỊ MUA HÀNG 5.1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH DỰ TRỮ TẠI DOANH NGHIỆP 5.1.1. Khái niệm, chức năng dự trữ hàng hóa Trong mọi nền kinh tế, luôn tồn tại sự gián đoạn về không gian và thời gian, sự khác biệt về mặt hàng giữa khu vực sản xuất và khu vực tiêu dùng. Do đó sản phẩm sau khi sản xuất ra không thể tiêu dùng hoặc tiêu thụ ngay, cần phải trải qua một quá trình tích lũy nhằm xóa đi những sự cách biệt này. Bên cạnh đó để phòng ngừa các hiểm họa về thiên tai do điều kiện địa lý, tự nhiên và khí hậu thất thường, các nguy cơ chiến tranh, bệnh dịch.. có thể xẩy ra. Con người cần tích lũy một lượng hàng hóa nhất định để khắc phục những mất cân đối lớn khi đối mặt với những rủi ro này. Tất cả các sản phẩm, hàng hóa được duy trì trong trạng thái trên đây được gọi là hàng hóa dự trữ và hoạt động chủ động tích luỹ hàng hóa để làm điều kiện cho kinh doanh và tiêu dùng được gọi là dự trữ hàng hóa Tại doanh nghiệp, cần thiết phải tập trung một lượng sản phẩm nhất định nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng đầy đủ và nhanh chóng nhờ đó cải thiện dịch vụ khách hàng. Tập trung một lượng nguyên liệu nhất định trong kho giúp duy trì sản xuất ổn định, phân phối hàng hóa liên tục, giảm thiểu sự gián đoạn, giảm chi phí và tạo năng suất cao trước những biến động không thể lường trước của thị trường. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm trong mua vì có được lợi thế giảm giá với các đơn hàng quy mô lớn hoặc nhờ mua trước thời vụ. Giúp tăng qui mô lô hàng vận chuyển và đảm bảo vận chuyển tập trung với chi phí thấp. Như vậy, việc chủ động hình thành thành một khối lượng hàng hóa, nguyên vật liệu tập trung ở các vị trí và thời điểm nhất định nhằm thỏa mãn yêu cầu cung ứng của sản xuất và tiêu dùng đều được coi là dự trữ. Do đó có thể hiểu: 212 Dự trữ hàng hóa là sự tích lũy và ngưng đọng vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và hàng hóa tại bất kỳ vị trí nào trong hệ thống logistics nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và phân phối tại doanh nghiệp. Có thể thấy dự trữ có mặt ở hầu hết các khâu sản xuất, bán buôn, bán lẻ, trong quá trình vận chuyển, tại nhà kho của các doanh nghiệp logistics, các nhà ga, bến cảng và đầu mối giao thông. Nhờ đó, dự trữ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoạt động và duy trì tiêu dùng đều đặn. Các chức năng cơ bản của dự trữ tại doanh nghiệp chuỗi cung ứng bao gồm: Cho phép đạt được mức sản lượng kinh tế trong sản xuất và phân phối: Việc dự trữ đòi hỏi một doanh nghiệp phải tìm ra sản lượng kinh tế trong sản xuất, mua hàng và vận tải. Thí dụ: Việc dự trữ nguyên liệu thô là cần thiết khi nhà sản xuất mua chúng với số lượng lớn ở mức cho phép làm giảm chi phí trên đơn vị sản phẩm. Việc mua số lượng lớn này cũng làm giảm chi phí vận chuyển bình quân trên đơn vị. Khi doanh nghiệp đặt hàng tại các nhà cung cấp ở cùng một khu vực thì họ có thể phối hợp các đơn hàng nhỏ thành lớn hơn để vận chuyển và làm phát sinh yêu cầu dự trữ. Do đó nếu quản lý tốt mức dự trữ sẽ cho phép doanh nghiệp đạt được mức sản lượng kinh tế trong hoạt động sản xuất hoặc phân phối của mình. Cân bằng cung cầu: Giữa nhu cầu và khả năng cung cấp thường có sự chênh lệch. Tại một doanh nghiệp, nhu cầu tiêu thụ có thể đều đặn quanh năm nhưng nguồn cung ứng đầu vào lại có tính thời vụ đòi hỏi phải dự trữ nguyên liệu cho sản xuất hoặc hàng hóa cho bán ra. Ngược lại việc bán sản phẩm ra thị trường có tính thời vụ nhưng sản xuất lại phải duy trì quanh năm, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải dự trữ các thành phẩm để điều hòa sự chênh lệch này. Cho phép tạo sự chuyên môn hóa trong lĩnh vực sản xuất: Chuyên môn hóa là quy luật tất yếu của các nền sản xuất lớn do khả năng tạo ra năng suất lao động cao. Tuy nhiên tiêu dùng lại đòi hỏi các sản phẩm nhỏ, lẻ, đa dạng và có khả năng thích ứng cao với nhu cầu. Dự trữ sẽ giúp chuyển hóa các mặt hàng sản xuất thành các mặt hàng tiêu dùng phù hợp. Vì vậy, dự trữ cho phép tạo sự chuyên môn hóa trong lĩnh vực sản xuất 213 nhờ việc tổ chức và phối hợp các sản phẩm chuyên môn hóa tại nhà kho phân phối để đáp ứng nhu cầu về tính đa dạng của hàng hóa của thị trường. Chống lại những thay đổi bất thường. Doanh nghiệp luôn hoạt động trong môi trường biến động, việc gia tăng đột biến về nhu cầu với một doanh nghiệp là hiện tượng dễ xẩy ra. Bên cạnh đó, cung ứng đầu vào cho các doanh nghiệp cũng không thể luôn chính xác do những tác động từ môi trường bên ngoài. Dự trữ góp phần chống lại những sự thay đổi bất thường từ bên ngoài. Dự trữ nguyên liệu thô để hỗ trợ cho quá trình sản xuất thường gặp khi các nhà quản trị tiến hành việc mua đầu cơ để chống khuynh hướng tăng giá đột ngột trong tương lai, cung ứng chậm trễ hay đình công bất thường. Dự trữ trong sản xuất là để duy trì sự vận hành ổn định của nhà máy còn dự trữ thành phẩm lại rất có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cho doanh nghiệp. 5.1.2. Các loại hình dự trữ của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng Dự trữ tại doanh nghiệp có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau. Dưới đây là một số tiêu thức chủ yếu để phân loại dự trữ trong hoạt động logistics: a) Phân loại theo vị trí của sản phẩm trên dây chuyền cung ứng Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, được tổ chức một cách khoa học và hệ thống, nhằm di chuyển hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng với mục tiêu cuối cùng là đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Để đảm bảo cho quá trình logistics diễn ra liên tục thì dự trữ sẽ tồn tại trên suốt dây chuyền cung ứng, ở tất cả các khâu (Hình 5.1). Hình 5.1 Các loại hình dự trữ phân theo vị trí trong chuỗi cung ứng Hình 5.1 cho thấy, để thực hiện quá trình logistics liên tục cần có nhiều loại dự trữ. Trước tiên ...

Tài liệu được xem nhiều: