Danh mục

Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 6

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 283.51 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

5) Việc xác định ranh giới cần đảm bảo giảm các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, như: tận dụng các công trình hiện có còn đang sử dụng được, điều chỉnh ranh giới để chúng có hình dạng phù hợp, thuận tiện cho sử dụng. 3.1.3. Yêu cầu đối với ranh giới đất đai hợp lý Đường ranh giới cần được bố trí phù hợp với đường ranh giới tự nhiên như: sông, suối... Nếu địa hình bằng phẳng, không có chướng ngại vật thì đường ranh giới cần bố trí thẳng, các góc ngoặt phải vuông,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 6 5) Việc xác định ranh giới cần đảm bảo giảm các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, như: tận dụng các công trình hiện có còn đang sử dụng được, điều chỉnh ranh giới để chúng có hình dạng phù hợp, thuận tiện cho sử dụng. 3.1.3. Yêu cầu đối với ranh giới đất đai hợp lý Đường ranh giới cần được bố trí phù hợp với đường ranh giới tự nhiên như: sông, suối... Nếu địa hình bằng phẳng, không có chướng ngại vật thì đường ranh giới cần bố trí thẳng, các góc ngoặt phải vuông, không chia cắt các khoảnh, nhất là đất nông nghiệp. Đường ranh giới cần bố trí tránh các chướng ngại vật về địa vật, địa hình gây cản trở cho việc tổ chức quản lý sản xuất. Vùng đồi núi cần bố trí đường ranh giới theo các đường phân thuỷ, đường hợp thuỷ hoặc theo hướng các dòng chảy trên sườn dốc. 3.2. Nội dung công tác xác định và hoàn chỉnh ranh giới đất đai 3.2.1. Xác định ranh giới đất đai ở vùng đất mới khai hoang Ở những vùng đất rộng người thưa, dân địa phương chưa đủ sức khai thác, phải huy động dân ở nơi khác đến để phát triển kinh tế và văn hoá. Những vùng đất mới khai hoang thường xen kẽ với bản làng và đất đang sản xuất của dân địa phương, cho nên: Trước hết phải tổ chức đất ở và đất đai sản xuất của người dân địa phương cho hợp lý. Đồng thời thu xếp việc ăn, ở sản xuất cho dân cư mới đến một cách rõ ràng, dứt điểm. Các vấn đề này phải được giải quyết dứt điểm khi quy hoạch vùng, huyện. Trong đó xác định rõ phạm vi ranh giới đất cho các ngành. Đất cho dân địa phương sản xuất phải được ưu tiên về vị trí, loại đất, phải có diện tích thoảđáng, phù hợp với khả năng nhu cầu của họ. Mặt khác, cần chú ý đến khả năng phát triển sau này. Việc định cư nên tổ chức theo hướng thành lập những điểm dân cư lớn, tập trung, lấy những bản làng lâu đời để quy tụ các hộ gia đình nằm giải rác. Ở vùng mới khai hoang cũng nên thành lập các tổ chức dịch vụ sản xuất, nhằm thống nhất tổ chức quản lý và phân chia đất đai để các hộ gia đình tự quản lý kinh doanh. Có thể tổ chức độc lập hoặc tổ chức xen ghép giữa dân mới đến với dân bản địa để họ hỗ trợ nhau cùng phát triển. Sau khi xác định được hình thức tổ chức sản xuất và tổ chức lao động sẽ xây dựng cụ thể phạm vi ranh giới đất đai cho các khu vực sản xuất và các đơn vị khác nhau. Việc xác định ranh giới đất ở vùng kinh tế mới có nhiều thuận lợi: Bố trí được phạm vi ranh giới hoàn chỉnh. Bố trí được đường ranh giới hợp lý. Tránh được hiện tượng xen canh, xen cư, cài răng lược... 3.2.2. Hoàn chỉnh ranh giới đất đai hiện có Nguyên nhân dẫn đến phải hoàn chỉnh ranh giới đất đai: + Do đặc điểm lịch sử hình thành các đơn vị sử dụng đất đai. + Nhu cầu phát triển các ngành kinh tế quốc dân đã làm nảy sinh các bất hợp lý như: quy mô không phù hợp, xen canh, xen cư, ranh giới gấp khúc cài răng lược, xâm phụ canh, hình dạng lãnh thổ không gọn...gây trở ngại cho việc sử dụng đất đai, tổ chức sản xuất và quản lý đất đai, nghiêm trọng hơn nó còn gây mâu thuẫn giữa các chủ sử dụng đất. Để sử dụng đất đai một cách hợp lý cần điều chỉnh ranh giới đất đai. Sau đây là một số lạng bất hợp lý về ranh giới đất đai và ảnh hưởng của chúng: a) Đất nằm phân tán Hậu quả: làm tăng khoảng cách phục vụ, bất tiện cho việc đi lại phục vụ sản xuất làm tăng chi phí sản xuất, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, tăng giá thành sản phẩm và gây khó khăn cho khâu quản lý. Biện pháp khắc phục: đổi đất hoặc chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất đai giữa các chủ sử dụng đất. b) Tình trạng xen canh, xen cư: gây hậu quả như những trường hợp trên. Khắc phục bằng cách: đổi đất hoặc sát nhập các đơn vị sử dụng đất hoặc chuyển dân cưđi nơi khác. c) Lãnh thổ có dạng kéo dài Hiện tượng này làm tăng chi phí vận tải, chăm sóc, bảo vệ và gây trở ngại cho quản lý, điều hành sản xuất. Giải quyết báng cách thay đổi đường ranh giới, nhượng đổi đất hoặc bố trí lại điểm dân cư. d) Đường ranh giới ở vị trí gây nguy cơ xói mòn Trường hợp này xảy ra trên vùng miền núi, khi bố trí đường ranh giới không phù hợp với các yếu tố địa hình, dẫn đến làm tăng nguy cơ xói mòn, gây trở ngại cho việc tổ chức các biện pháp chống xói mòn cho cả vùng. Ngoài ra, một số trường hợp khác cũng cần phải điều chỉnh ranh giới như: + Khi mở rộng quy mô đơn vị sử dụng đất đai. + Thu hồi đất đai để giao cho các nhu cầu phi nông nghiệp như: công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, an ninh quốc phòng... 3.3. Trình tự các bước xác định và hoàn chỉnh ranh giới đất đai Bước 1: Nghiên cứu các điểm có tranh chấp về ranh giới, vùng ranh giới chưa được xác định rõ ràng hoặc vùng có sự bất hợp lý về ranh giới. Cần thu thập các tài liệu về bản đồ như sau: Tình hình sử dụng đất đai. Ranh giới đất đai giữa các xã. Ranh giới đất đai giữa các chủ sử dụng. Tài liệu về quy hoạch hiện có. Bản đồ ranh giới đất, kèm theo quyết định, các biên bản... Tìm hiểu nguyện vọng của các bên chủ sử dụng đất. Nghiên cứu thực địa: + Xem xét tình hình cụ thể lại các điểm có tranh chấp hoặc có đường ranh giới bất hợp lý. + Xem xét tại địa điểm các bên kiến nghịđiều chỉnh ranh giới. Phân tích, kết luận những vấn đề cần giải quyết Cần xác định rõ nguồn gốc, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng để đi đến kết luận. Bước 2: Xây dựng các phương án điều chỉnh ranh giới. Giải quyết vấn đề ranh giới dựa vào các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, trên cơ sở tôn trọng ranh giới lịch sử, điều chỉnh bất hợp lý với sự thoả thuận của các bên tại hiện trường và trên bản đồ. Tài liệu cần cho sựđiều chỉnh bao gồm: + Văn bản dự thảo về hoạch định ranh giới (trình bày rõ nội dung và các biện pháp giải quyết từng vấn đề cụ thể và ở từng nơi). Dự kiến bản đồ ranh giới mới. Bước 3: Tổ chức ...

Tài liệu được xem nhiều: