Danh mục

Giáo trình Sinh lý bệnh thú y: Phần 1

Số trang: 63      Loại file: pdf      Dung lượng: 625.29 KB      Lượt xem: 142      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 của cuốn giáo trình "Sinh lý bệnh thú y" giới thiệu đến bạn đọc những nội dung như: Nội dung và phương pháp nghiên cứu môn sinh lý bệnh thú y, khái niệm và quy luật chung về bệnh, đại cương về bệnh nguyên học, đại cương về bệnh sinh học, sinh lý bệnh các quá trình bệnh lý chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sinh lý bệnh thú y: Phần 1 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PGS. TS. NGUYỄN QUANG TUYÊN - ThS. TRẦN VĂN THĂNG GIÁO TRÌNH SINH LÝ BỆNH THÚ Y (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2007 2 LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Sinh lý bệnh thú y được biên soạn để đáp ứng với nhu cầu cấp thiết về tài liệu học tập của sinh viên ngành Thú y trong các trường Đại học thuộc khôi Nông nghiệp, cũng như để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới. Sinh lý bệnh học là môn học nghiên cứu về những thay đổi chức năng của cơ quan, mô và tế bào khi cơ thêm bệnh, đồng thời là môn học tiền tâm sàng của ngành Thú y và cầu nối giữa các môn học cơ sở như sinh lý học, sinh hóa học, vi sinh vật học và các môn học lâm sàng như bệnh nội khoa, bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh sản khoa... Cùng với môn Giải phẫu bệnh học, môn Sinh lý bệnh học hệ thống hoa kiên thức cho các sinh viên ngành Thú y và cán bộ nghiên cứu thú y về các quy luật chung của quá trình sinh bệnh ở động vật, các biên đổi bệnh lý của quá trình sinh bệnh trong cơ thể, sự thay đổi của các mô bào, tê bào, cơ quan, hệ thống do rối loạn chức năng... để ứng dụng trong công tác chẩn đoán, phòng chống bệnh cho vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi và thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Biên soạn giáo trình này, chúng tôi cố gắng thể hiện tính cơ bản, tính khoa học, tính hiện đại và tính hệ thống của chương trình môn học, đồng thời có liên hệ thực tiễn nhưng do trình độ và khả năng có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiên của đồng nghiệp và bạn đọc trong quá trình sử dụng tài liệu này. Xin chân thành cảm ơn! Tập thể tác giả 3 Bài mở đầu NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN SINH LÝ BỆNH THÚ Y 1. ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC Sinh lý bệnh (PHthophysiology) theo nghĩa tổng quát nhất là môn học về những thay đổi chức năng của cơ thể, cơ quan, mô và tế bào khi chúng bị bệnh. Sinh lý bệnh học là một môn khoa học nghiên cứu những hoạt động của sự sống trong cơ thể bệnh, cụ thể là nghiên cứu những biến đổi bệnh lý về cơ năng các cơ quan, hệ thống và mô bào, đồng thời nghiên cứu những nguyên nhân, điều kiện gây bệnh và tìm ra quy luật chung của sự phát sinh, phát triển và kết thúc của quá trình bệnh lý. Môn sinh lý gia súc nghiên cứu tất cả cơ năng, hệ thống trong cơ thể gia súc (động vật) bình thường và tìm ra được quy luật nhất định, cũng như vậy trên cơ thể bệnh chúng ta cũng nghiên cứu tuần tự và so sánh lại với quy luật bình thường để thấy được những thay đổi như thế nào và từ đó rút ra kết luận với từng trường hợp. Chính vì vậy người ta thấy mỗi một bệnh có một quy luật riêng và nó cũng có những biểu hiện bệnh lý chung. Ví dụ: Trong tất cả các loại nhiễm khuẩn chúng ta đều thấy các quá trình bệnh lý như viêm, sốt, khi kiểm tra máu thấy bạch cầu tăng và đó là những quy luật chung. Trong khi đó ở bệnh dịch tả lợn chúng ta thấy cơ thể lợn sốt, viêm nhưng bạch cầu hạ; ở bệnh lao phổi chúng ta lại thấy cơ thể vật bệnh sốt liên miên, thường hay sốt vào buổi chiều, ra mồi hôi nhiều và đó là những quy luật riêng. Những quy luật riêng tạo nên những biến đổi trên cơ quan, tổ chức gọi là quá trình bệnh lý điển hình và các quá trình này tạo nên bệnh tích điển hình. Từ những quy luật đó khái quát lại và nêu lên quy luật hoạt động của từng bệnh, tạo cơ sở lý luận cho các môn học lâm sàng tìm biện pháp khống chế. 2. NỘI DUNG MÔN HỌC Nội dung của môn sinh lý bệnh học được chia làm ba chương: Chương 1 : Các khái niệm và quy luật chung về bệnh Bao gồm: khái niệm về bệnh, nguyên nhân gây bệnh, sinh bệnh học, đặc tính của cơ thể đối với sự phát bệnh (bệnh lý của quá trình miễn địch). Chương 2: Sinh lý bệnh các quá trình bệnh lý chung Bao gồm: rối loạn tuần hoàn cục bộ, rối loạn chuyển hóa các chất, viêm, rối loạn điều hoà thân nhiệt, quá trình bệnh lý của sự phát triển mô bào. Chương 3: Sinh lý bệnh các cơ quan, hệ thống Nghiên cứu rối loạn chức năng của các cơ quan, hệ thống: hệ thống máu và cơ 4 quan tạo máu, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và hệ thống thần kinh. Với những nội dung trên môn sinh lý bệnh học là môn học cơ sở của ngành thú y, có liên quan chặt chẽ với nhiều môn học khác như: sinh lý gia súc, sinh hóa học, dược lý học, vi sinh vật học và các môn lâm sàng thú y như: bệnh nội khoa, chẩn đoán bệnh, bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh sản khoa... Đặc biệt sinh lý bệnh và giải phẫu bệnh là hai cấu thành của môn Bệnh lý học, là hai môn học có cùng chung một đối tượng nghiên cứu nhưng sinh lý bệnh chủ yếu nghiên cứu những biến đổi về cơ năng, còn giải phẫu bệnh thì nghiên cứu những biến đổi về hình thái trên cơ thể bệnh. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN SINH LÝ BỆNH THÚ Y Phương pháp nghiên cứu của môn sinh lý bệnh học là phương pháp thực nghiệm, một phương pháp rất khách quan và khoa học. Phương pháp này tiến hành gây bệnh nhân tạo trên cơ thể động vật, sau đó quan sát toàn bộ quá trình diễn biến của bệnh, cuối cùng phân tích và rút ra quy luật chung của quá trình bệnh lý. Trong phương pháp thực nghiệm, thường sử dụng hai phương pháp là phương pháp thực nghiệm cấp tính hay còn gọi là cấp diễn và phương pháp thực nghiệm mãn tính hay còn gọi là trường diễn. 3.1. Phương pháp thực nghiệm cấp tính (cấp diễn) Phương pháp này thường phân tích các chức năng của các cơ quan riêng biệt, có khi cô lập ra khỏi cơ thể để nghiên cứu, tức là làm nhanh có kết quả ngay để có thể nắm được các quy luật Người ta thường sử dụng phương pháp này trong một số trường hợp chẩn đoán nhanh và dùng để giảng dạy cho sinh viên. Ví dụ: Người ta thường cô lập tim ếch hoặc cô lập một đoạn ruột để nghiên cứu. Ưu điểm: phương pháp này tương đối đơn giản, quan sát biến đổi về cơ năng trong một thời gian ngắn. Nhược điểm: Gây tổn thương trên cơ thể bệnh, kích thích từng cơ quan riêng biệt một cách nhân tạo, thậm chí còn tách rời một số cơ quan khỏi cơ thể hoặc tiến hành nghiên cứu dưới điều kiện gây mê. Tron ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: