Danh mục

Giáo trình Tài liệu bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước (Chương trình chuyên viên)

Số trang: 403      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.16 MB      Lượt xem: 76      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Tài liệu bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước (Chương trình chuyên viên)" bao gồm 4 chương với các nội dung: kiến thức chung; kiến thức quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ; kỹ năng; yêu cầu, hướng dẫn viết tiểu luận tình huống và đi thực tế. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết nội dung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tài liệu bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước (Chương trình chuyên viên) TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên) Hà Nội, tháng 2 năm 2014 2 LỜI NÓI ĐẦU Ngày 22 tháng 01 năm 2013, Bộ Nội vụ đã ban hành Chương trình và Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý chính nhà nước ngạch chuyên viên (QĐ số 51/QĐ-BNV ngày 22/01/2013). Theo đó, Chương trình, gồm 16 chuyên đề giảng dậy, 02 chuyên đề báo cáo với tổng thời gian bồi dưỡng là 8 tuần (40 ngày làm việc), tổng thời lượng là 320 tiết (kể cả thảo luận, thực hành, ôn tập, kiểm tra, viết tiểu luận tình huống và đi thực tế). Trên cơ sở Chương trình và Tài liệu hướng dẫn này, Bộ Nội vụ cũng đã biên soạn Tài liệu bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên. Tuy nhiên, tài liệu này mới ở dạng tệp dữ liệu, chưa được in thành sách. Nhằm thuận tiện cho việc giảng dậy của giảng viên và học tập của học viên, Viện Khoa học Thống kê đã in các tài liệu nói trên thành cuốn “Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên”. Cuốn tài liệu này, gồm 3 phần chính: Phần I: Kiến thức chung Phần II: Kiến thức quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ Phần III: Kỹ năng Trong quá trình in ấn tài liệu, sẽ không tránh khỏi sai sót, Viện Khoa học Thống kê mong nhận được những ý kiến góp ý để hoàn thiện hơn. Trân trọng! VIỆN KHOA HỌC THỐNG KÊ 3 4 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 5 Phần I: KIẾN THỨC CHUNG Chuyên đề 1: Nhà nước trong hệ thống chính trị 9 Chuyên đề 2: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 25 Chuyên đề 3: Công vụ, công chức 53 Chuyên đề 4: Đạo đức công vụ 73 Chuyên đề 5: Thủ tục hành chính nhà nước 105 Chuyên đề 6: Quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước 121 Chuyên đề 7: Hệ thống thông tin trong quản lý hành chính nhà nước 146 Chuyên đề 8: Cải cách hành chính nhà nước 171 Chuyên đề báo cáo: Thực tiễn quản lý hành chính nhà nước tại Bộ, ngành và 185 địa phương Phần II: KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC THEO NGÀNH VÀ 187 LÃNH THỔ Chuyên đề 9: Tổng quan quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ 189 Chuyên đề báo cáo: Thực tiễn quản lý nhà nước theo ngành/lĩnh vực và lãnh 227 thổ ở Việt Nam Phần III: KỸ NĂNG 229 Chuyên đề 10: Kỹ năng quản lý thời gian 231 Chuyên đề 11: Kỹ năng giao tiếp 259 Chuyên đề 12: Kỹ năng quản lý hồ sơ 279 Chuyên đề 13: Kỹ năng làm việc nhóm 291 Chuyên đề 14: Kỹ năng soạn thảo văn bản 307 Chuyên đề 15: Kỹ năng viết báo cáo 361 Chuyên đề 16: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin 377 Phần IV: YÊU CẦU, HƢỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG 402 VÀ ĐI THỰC TẾ 5 6 PHẦN I KIẾN THỨC CHUNG 7 8 Chuyên đề 1 NHÀ NƢỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1. Quyền lực và quyền lực chính trị 1.1. Khái niệm quyền lực Quyền lực là một vấn đề được nghiên cứu từ xa xưa trong lịch sử phát triển của loài người nhưng cho tới nay vẫn còn là một vấn đề đang được tranh cãi. Có thể nhận thấy sự có mặt của quyền lực trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Theo nghĩa chung nhất, quyền lực được hiểu là khả năng tác động, chi phối của một chủ thể đối với một đối tượng nhất định, buộc hành vi của đối tượng này tuân thủ, phụ thuộc vào ý chí của chủ thể. Như vậy, bản thân quyền lực xuất hiện trong mọi mối quan hệ giữa những cá nhân hay những nhóm người khác nhau. Nắm được quyền lực trong xã hội là nắm được khả năng chi phối những người khác, bảo vệ và thực hiện được lợi ích của mình trong mối quan hệ với lợi ích của những người khác. Chính vì vậy, xung đột quyền lực trong xã hội là một hiện tượng khách quan và phổ biến. Không phải mọi xung đột quyền lực trong xã hội đều mang ý nghĩa tiêu cực đối với sự phát triển. Chẳng hạn, đấu tranh giai cấp là một hiện tượng xung đột quyền lực phổ biến trong xã hội có giai cấp. Sự xung đột quyền lực này lại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội và do đó mang ý nghĩa tích cực. 1.2. Khái niệm quyền lực chính trị Quyền lực chính trị là một dạng của quyền lực trong xã hội có giai cấp. Đó là quyền lực của một giai cấp, một tập đoàn xã hội hay của nhân dân trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội thể hiện “khả năng của một giai cấp thực hiện lợi ích khách quan của mình”. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm rằng, “quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của giai cấp để đàn áp một giai cấp khác”.(1) Như vậy, quyền lực chính trị luôn gắn liền với quyền lực nhà nước, phản ánh mức độ giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước của những tập đoàn người trong xã hội để bảo vệ lợi ích của mình, chi phối các tập đoàn khác. Nói cách khác, quyền lực chính trị phản ánh mức độ thực hiện lợi ích của một giai cấp, một nhóm người nhất định trong mối quan hệ với các giai cấp hay nhóm người khác thông qua mức độ chi phối quyền lực nhà nước.(2) Là một bộ phận c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: