Danh mục

Giáo trình thực hành Vật lý đại cương - Trường ĐH Thủ Dầu Một

Số trang: 87      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.25 MB      Lượt xem: 42      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung giáo trình này được chia ra thành hai phần: Phần mở đầu nhằm giúp sinh viên nắm được các qui tắc về an toàn lao động, hiểu rõ cách tiến hành những bài thực hành vật lí; đồng thời giới thiệu những vấn đề chung về sai số, cách xử lí số liệu, cách viết kết quả và cách vẽ đồ thị thực nghiệm; Phần thứ hai là 18 bài thực hành về Cơ – Nhiệt – Điện – Quang – Lượng tử. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình thực hành Vật lý đại cương - Trường ĐH Thủ Dầu Một TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM NGUYỄN THỊ KIM CHUNG (chủ biên), HUỲNH THỊ PHƯƠNG THÚY TRẦN THANH DŨNG, NGUYỄN THANH TÙNG THỰC HÀNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 10-2020 Lời nói đầu Vật lí học là một môn khoa học thực nghiệm. Thực hành vật lí là một khâu quan trọng giúp sinh viên kiểm chứng lại kiến thức lí thuyết; vận dụng các kiến thức vào thực tiễn; nâng cao kỹ năng, phương pháp thực hành; làm quen và biết cách sử dụng các máy thông thường, đơn giản là tiền đề để sử dụng các máy phức tạp trong thực tiễn nghề nghiệp sau này; đây cũng là khâu giúp cho sinh viên rèn luyện những đức tính trung thực, khách quan, cẩn thận, khéo léo cần thiết của người kĩ sư sau này. Chúng tôi đã chọn lọc những bài thực hành vừa có tính chất giúp sinh viên hiểu sâu thêm kiến thức những phần đã học trong chương trình vật lí đại cương, vừa mang tính chất phục vụ ngành học (vật lí, hóa học, môi trường, xây dựng), vì thế các phương pháp và dụng cụ, máy móc dùng trong tài liệu này là những dụng cụ, máy móc hiện nhà trường đang có và phù hợp với một số thiết bị các ngành học sử dụng hiện nay. Nội dung giáo trình này được chia ra thành hai phần: Phần mở đầu nhằm giúp sinh viên nắm được các qui tắc về an toàn lao động, hiểu rõ cách tiến hành những bài thực hành vật lí; đồng thời giới thiệu những vấn đề chung về sai số, cách xử lí số liệu, cách viết kết quả và cách vẽ đồ thị thực nghiệm. Phần thứ hai là 18 bài thực hành về Cơ – Nhiệt – Điện – Quang – Lượng tử. Nội dung mỗi bài được viết ngắn gọn, chủ yếu nhằm làm rõ mục đích, nguyên tắc cơ bản và cách thức tiến hành thí nghiệm. Sinh viên có thể sử dụng giáo trình vật lí đại cương và các tài liệu tham khảo khác để hiểu thật rõ lí thuyết trước khi thực hành, đồng thời để chuẩn bị trả lời các câu hỏi nêu ra cho từng bài. Tài liệu này dùng cho sinh viên các ngành kĩ thuật. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp, các bạn sinh viên để tài liệu ngày càng được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Bình Dương, ngày 27 tháng 9 năm 2019 Các tác giả PHẦN I. NHỮNG QUI TẮC AN TOÀN VÀ QUI TRÌNH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM VẬT LÍ. BÀI 1. NHỮNG QUI TẮC CHUNG LÀM VIỆC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LÍ. 1. Trước khi thực hành phải phải chuẩn bị kỹ ở nhà, trả lời được các câu hỏi, nắm được mục đích và cách tiến hành của từng thí nghiệm. Trước mỗi bài thực hành giáo viên sẽ kiểm tra lí thuyết, nếu thấy không chuẩn bị, giáo viên không cho làm thực hành. 2. Phải có mặt tại phòng thí nghiệm đúng giờ, để cặp sách và ngồi đúng chỗ qui định, tuyệt đối giữ trật tự kỉ luật. Nhóm trưởng kiểm tra dụng cụ, máy đo ... nếu có gì hỏng phải báo ngay cho cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm. 3. Trong khi thực hành phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giảng viên và cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm, phải đảm bảo an toàn, tính chính xác và phải cẩn thận, không làm hư hỏng, cháy các máy đo điện hoặc các dụng cụ dễ vỡ khác, không được mắc vào những ổ điện không được phép, không được tự tiện sử dụng các dụng cụ, máy móc khi chưa được hướng dẫn, phải giữ vệ sinh phòng thí nghiệm, luôn luôn giữ trật tự, yên lặng, gọn gàng, sạch sẽ. Cấm ăn uống, hút thuốc trong phòng thí nghiệm. Cán bộ hướng dẫn có thể đình chỉ buổi thí nghiệm đối với sinh viên vi phạm nội qui phòng thí nghiệm. Cấm làm thí nghiệm một mình khi không có giáo viên và nhân viên phòng thí nghiệm. 4. Sau buổi thí nghiệm, mỗi nhóm sắp xếp dụng cụ vào chỗ cũ và bàn giao thiết bị cho cán bộ quản lí đầy đủ, mọi trường hợp hỏng, mất đều phải bồi thường. Mỗi sinh viên phải nộp bài báo cáo thí nghiệm cho giáo viên phụ trách sau khi làm thí nghiệm. 5. Làm đủ các bài thực hành, nếu thiếu phải xin phép làm bù ngay, chỉ sau khi hoàn thành các bài thực hành mới được quyền dự thi cuối học kỳ. 1 BÀI 2. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LÍ 2.1. Những yêu cầu chung về an toàn 1. Để thực hiện các thí nghiệm vật lí, cần có mặt giảng viên hoặc cán bộ phụ trách, sinh viên được hướng dẫn về an toàn lao động vào buổi đầu tiên của học phần thực hành. Sinh viên không được phép làm các thí nghiệm khi chưa có sự kiểm tra của giảng viên. 2. Các yếu tố nguy hiểm: - bỏng nhiệt khi nung nóng chất lỏng và các vật thể khác; - cắt tay khi sử dụng dụng cụ phòng thí nghiệm và thiết bị từ kính; - điện giật khi làm việc trong lắp đặt điện; - cháy nổ 3. Khi thực hiện các thí nghiệm cần mặc quần áo chuyên dụng và thiết bị bảo vệ cá nhân: găng tay điện môi, chỉ thị điện áp, dụng cụ có tay cách điện, tấm thảm điện môi. 4. Trước khi thực hiện các thí nghiệm, đảm bảo có sẵn và khả năng sử dụng của các phương tiện chữa cháy ban đầu: bình cứu hỏa, carbon dioxide hoặc bột chữa cháy, cát và áo choàng của vải chống cháy. 5. Trong trường hợp bị thương, có dụng cụ sơ cứu cho nạn nhân, thông báo cho quản lí phòng thí nghiệm, nếu cần, gửi nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. 6. Sau khi thực hiện các thí nghiệm, rửa tay thật kỹ bằng xà bông và nước. 2.2. Yêu cầu an toàn trước khi làm thực hành 1. Mang quần áo bảo vệ, trong khi làm việc trên các thiết bị điện, chuẩn bị các thiết bị bảo vệ cá nhân. 2. Chuẩn bị các thiết bị cần thiết cho công việc. Kiểm tra hoạt động của các thiết bị. 3. Đảm bảo tính sẵn có và khả năng phục vụ của phương tiện dập lửa ban đầu, cũng như bộ dụng cụ y tế với các loại thuốc cần thiết. 2.3. Yêu cầu an toàn trong khi làm thí nghiệm 1. Khi làm việc với dụng cụ thủy tinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: