Giáo trình Thủy nghiệp (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
Số trang: 62
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.21 MB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Thủy nghiệp (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) giúp sinh viên trình bày được cấu trúc, tính chất, đặc điểm của từng loại dây; nhận dạng và phân biệt được các loại dây; sử dụng và bảo quản được các loại dây trên tàu; biết được nút dây là kỹ thuật sử dụng dây để cột, buộc, kéo một vật nào đó hay để nối hai đầu dây lại với nhau; biết rõ tác dụng và tính chất của từng nút dây;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thủy nghiệp (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỦY NGHIỆP NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 01 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021 1 BÀI I PHÂN LOẠI CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DÂY Thời gian : 4 giờ MỤC TIÊU CỦA BÀI : - Trình bày được cấu trúc, tính chất, đặc điểm của từng loại dây. - Nhận dạng và phân biệt được các loại dây. - Sử dụng và bảo quản được các loại dây trên tàu. - Có ý thức tổ chức kỷ luật cao I. Phân loại : Căn cứ vào kích thước và nhiệm vụ của tàu, phải trang bị cho tàu đầy đủ số lượng và chất lượng dây theo đúng qui định của cơ quan đăng kiểm . Những dây thường dùng trên tàu gồm có: Dây thực vật, dây tổng hợp ( dây nylon ), dây kim loại ( dây cáp ) và dây hỗn hợp. Những dây đó làm bằng sợi thực vật ( sợi xen lu lô ), sợi tổng hợp ( sợi polyme ) hoặc sợi kim loại. Các đặc tính cơ bản của dây là sức kéo đứt, sức kéo làm việc, tính dẻo, tính đàn hồi .... Sức kéo đứt là sức kéo nhỏ nhất làm cho dây đứt. Sức kéo làm việc là sức kéo lớn nhất dây phải chịu đựng trong quá trình làm việc lâu dài mà không bị đứt, không biến dạng và chất lượng của dây không bị thay đổi. Sức kéo làm việc của dây bằng khoảng 1/6 sức kéo đứt của nó. Tính dẻo là khả năng uốn cong của dây, khi dây cong không bị biến dạng, cấu trúc bên trong không bị biến dạng và không làm giảm độ chắc của dây. Tính đàn hồi là khả năng co giãn của dây, khi có sức kéo dây giãn dài ra ,khi không còn sức kéo dây co lại về độ dài ban đầu. Người ta thường lấy chu vi tiết diện ngang để chỉ độ lớn cuả dây thực vật và dây tổng hợp . Còn dây kim loại thì dùng đường kính. 1. Dây thực vật : Dây thực vật được bện từ sợi xenlulô của các loại dây : Lanh , Gai, Dứa dại, Chuối rừng, Dừa v.v.... Người ta bện các sợi xenlulô từ trái sang phải ( T → P ) thành dảnh, rồi bện những dảnh này từ phải qua trái ( P → T ) thành tao, các tao bện từ trái sang phải ( T → P ) thành dây. Gọi là dây chiều phải. Có khi người ta bện dảnh, tao, dây theo chiều ngược lại gọi là dây chiều trái. Dây chiều trái ít được sử dụng. 2 Mỗi dây có 3, 4, hoặc 8 tao. Dây 4 tao thường có lõi ở giữa, đó là tao thứ 5 mềm, các tao khác quấn xung quanh nó. Lõi có tác dụng làm cho dây bện được đều và để lấp chỗ trống giữa các tao với nhau. Trên tàu ít dùng loại dây 4 tao mà chỉ dùng vào chỗ dây có nhẵn, không gồ ghề. Trong thực tế dây 3 tao chiều phải được sử dụng nhiều nhất . Dây 4 tao dẻo hơn dây 3 tao có cùng độ lớn, nhưng độ chắc thì kém hơn 20 %. Nếu tăng số lượng rãnh trong tao thì sẽ bện được những cỡ dây lớn hơn, nhiều dây bện lại sẽ được dây cỡ đại, dây thực vật có nhiều cỡ loại : Dây cỡ nhỏ có chu vi 8,8 → 25 mm Dây cỡ trung bình có chu vi 25 → 100 mm Dây cỡ lớn có chu vi 100 → 150 mm Dây cỡ đại có chu vi 150 → 300 mm Dây thực vật bện từ những sợi Xenlulô đã được ngâm trong dầu thực vật nóng, dầu này chiếm khoảng 16 - 18 % trọng lượng của sợi. Trên tàu sử dụng nhiều loại dây thực vật sau : CẤU TẠO DÂY THỰC VẬT 3 TAO CHIỀU PHẢI 3 DÂY CHIỀU TRÁI DÂY CHIỀU PHẢI DÂY 3 TAO DÂY 8 TAO DÂY VỎ BỌC HAI LỚP a. Dây gai : Được bện từ sợi dây lanh hoặc cây gai có độ dài từ 60 cm trở lên, dây gai chịu được sức kéo tốt nhất có thể ngâm dầu hoặc không ngâm dầu. Dây gai ngâm dầu có độ chắc giảm từ 10 – 25 % so với dây gai không ngâm dầu. nhưng tuổi thọ tăng vì hầu như không bị ẩm mục. Dây gai ngâm dầu dùng để làm viền vải bạt, dây neo, dây phao tiêu, tết quả đệm . . . Dây gai không ngâm dầu dễ bị ẩm mục, khi bị ướt dễ co ngắn lại và yếu đi khoảng 30% . Nếu tàu chạy ở những vùng vĩ độ cao trong mùa đông, dây ẩm ướt dễ bị cứng, giòn, và dễ gẫy. Dây gai không ngâm dầu thường dùng làm dây palăng kéo cần cẩu, dây pa lăng kéo xuồng, dây ròng rọc. Những dây lớn dùng làm dây buộc tàu, dây lai dắt . 4 b. Dây Manila : Sợi dây này được bện từ sợi dây chuối rừng ở Manila ( Philippin ) có màu vàng nâu óng ánh, dây Manila có sợi dai, nhẹ nổi lên trên mặt tốt. Sử dụng trên tàu rất thích hợp, ưu điểm là tính đàn hồi lớn, đạt 15 → 20 %, dẻo và nhẹ. Khi bị ướt sẽ khô nhanh, mùa lạnh không bị cứng, sức kéo lớn hơn dây gai, dây Manila dùng làm dây lai dắt, dây buộc tàu, dây palăng . . . c. Dây dứa : Làm bằng sợi dứa dại, có màu vàng nhạt hoặc trắng bóng, so với dây Manila thì yếu hơn và kém đàn hồi hơn, dây dứa dễ bị ẩm, mùa đông dễ bị cứng giòn, có thể dùng làm dây buộc tàu, dây chằn cầu. d. Dây dừa : Làm từ sợi vỏ dừa, có tính nổi tốt, nhẹ hơn dây Manila và rất đàn hồi (có thể kéo dái thêm 30 → 35 % so với độ dài ban đầu trước khi dây bị đứt). Nhưng dây dừa yếu hơn dây gai, độ chắc của nó chỉ bằng ¼ độ chắc của dây gai, thường được dùng trên các tàu nhỏ ở cảng, làm dây buộc tàu, dây lai dắt như buộc của tàu kéo, tàu hoa tiêu, sà lan . . . 2 . Dây tổng hợp : Dây tổng hợp được chế từ sợi polyme, cách tết dây tổng hợp cũng như dây thực vật. Những sợi polyme rất nhỏ, tết theo chiều phải thành rãnh rồi tết những rãnh này từ phải sang trái thành tao, 3 tao tết lại theo chiều phải thành dây. Goi là dây chiều phải. Tro ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thủy nghiệp (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỦY NGHIỆP NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 01 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021 1 BÀI I PHÂN LOẠI CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DÂY Thời gian : 4 giờ MỤC TIÊU CỦA BÀI : - Trình bày được cấu trúc, tính chất, đặc điểm của từng loại dây. - Nhận dạng và phân biệt được các loại dây. - Sử dụng và bảo quản được các loại dây trên tàu. - Có ý thức tổ chức kỷ luật cao I. Phân loại : Căn cứ vào kích thước và nhiệm vụ của tàu, phải trang bị cho tàu đầy đủ số lượng và chất lượng dây theo đúng qui định của cơ quan đăng kiểm . Những dây thường dùng trên tàu gồm có: Dây thực vật, dây tổng hợp ( dây nylon ), dây kim loại ( dây cáp ) và dây hỗn hợp. Những dây đó làm bằng sợi thực vật ( sợi xen lu lô ), sợi tổng hợp ( sợi polyme ) hoặc sợi kim loại. Các đặc tính cơ bản của dây là sức kéo đứt, sức kéo làm việc, tính dẻo, tính đàn hồi .... Sức kéo đứt là sức kéo nhỏ nhất làm cho dây đứt. Sức kéo làm việc là sức kéo lớn nhất dây phải chịu đựng trong quá trình làm việc lâu dài mà không bị đứt, không biến dạng và chất lượng của dây không bị thay đổi. Sức kéo làm việc của dây bằng khoảng 1/6 sức kéo đứt của nó. Tính dẻo là khả năng uốn cong của dây, khi dây cong không bị biến dạng, cấu trúc bên trong không bị biến dạng và không làm giảm độ chắc của dây. Tính đàn hồi là khả năng co giãn của dây, khi có sức kéo dây giãn dài ra ,khi không còn sức kéo dây co lại về độ dài ban đầu. Người ta thường lấy chu vi tiết diện ngang để chỉ độ lớn cuả dây thực vật và dây tổng hợp . Còn dây kim loại thì dùng đường kính. 1. Dây thực vật : Dây thực vật được bện từ sợi xenlulô của các loại dây : Lanh , Gai, Dứa dại, Chuối rừng, Dừa v.v.... Người ta bện các sợi xenlulô từ trái sang phải ( T → P ) thành dảnh, rồi bện những dảnh này từ phải qua trái ( P → T ) thành tao, các tao bện từ trái sang phải ( T → P ) thành dây. Gọi là dây chiều phải. Có khi người ta bện dảnh, tao, dây theo chiều ngược lại gọi là dây chiều trái. Dây chiều trái ít được sử dụng. 2 Mỗi dây có 3, 4, hoặc 8 tao. Dây 4 tao thường có lõi ở giữa, đó là tao thứ 5 mềm, các tao khác quấn xung quanh nó. Lõi có tác dụng làm cho dây bện được đều và để lấp chỗ trống giữa các tao với nhau. Trên tàu ít dùng loại dây 4 tao mà chỉ dùng vào chỗ dây có nhẵn, không gồ ghề. Trong thực tế dây 3 tao chiều phải được sử dụng nhiều nhất . Dây 4 tao dẻo hơn dây 3 tao có cùng độ lớn, nhưng độ chắc thì kém hơn 20 %. Nếu tăng số lượng rãnh trong tao thì sẽ bện được những cỡ dây lớn hơn, nhiều dây bện lại sẽ được dây cỡ đại, dây thực vật có nhiều cỡ loại : Dây cỡ nhỏ có chu vi 8,8 → 25 mm Dây cỡ trung bình có chu vi 25 → 100 mm Dây cỡ lớn có chu vi 100 → 150 mm Dây cỡ đại có chu vi 150 → 300 mm Dây thực vật bện từ những sợi Xenlulô đã được ngâm trong dầu thực vật nóng, dầu này chiếm khoảng 16 - 18 % trọng lượng của sợi. Trên tàu sử dụng nhiều loại dây thực vật sau : CẤU TẠO DÂY THỰC VẬT 3 TAO CHIỀU PHẢI 3 DÂY CHIỀU TRÁI DÂY CHIỀU PHẢI DÂY 3 TAO DÂY 8 TAO DÂY VỎ BỌC HAI LỚP a. Dây gai : Được bện từ sợi dây lanh hoặc cây gai có độ dài từ 60 cm trở lên, dây gai chịu được sức kéo tốt nhất có thể ngâm dầu hoặc không ngâm dầu. Dây gai ngâm dầu có độ chắc giảm từ 10 – 25 % so với dây gai không ngâm dầu. nhưng tuổi thọ tăng vì hầu như không bị ẩm mục. Dây gai ngâm dầu dùng để làm viền vải bạt, dây neo, dây phao tiêu, tết quả đệm . . . Dây gai không ngâm dầu dễ bị ẩm mục, khi bị ướt dễ co ngắn lại và yếu đi khoảng 30% . Nếu tàu chạy ở những vùng vĩ độ cao trong mùa đông, dây ẩm ướt dễ bị cứng, giòn, và dễ gẫy. Dây gai không ngâm dầu thường dùng làm dây palăng kéo cần cẩu, dây pa lăng kéo xuồng, dây ròng rọc. Những dây lớn dùng làm dây buộc tàu, dây lai dắt . 4 b. Dây Manila : Sợi dây này được bện từ sợi dây chuối rừng ở Manila ( Philippin ) có màu vàng nâu óng ánh, dây Manila có sợi dai, nhẹ nổi lên trên mặt tốt. Sử dụng trên tàu rất thích hợp, ưu điểm là tính đàn hồi lớn, đạt 15 → 20 %, dẻo và nhẹ. Khi bị ướt sẽ khô nhanh, mùa lạnh không bị cứng, sức kéo lớn hơn dây gai, dây Manila dùng làm dây lai dắt, dây buộc tàu, dây palăng . . . c. Dây dứa : Làm bằng sợi dứa dại, có màu vàng nhạt hoặc trắng bóng, so với dây Manila thì yếu hơn và kém đàn hồi hơn, dây dứa dễ bị ẩm, mùa đông dễ bị cứng giòn, có thể dùng làm dây buộc tàu, dây chằn cầu. d. Dây dừa : Làm từ sợi vỏ dừa, có tính nổi tốt, nhẹ hơn dây Manila và rất đàn hồi (có thể kéo dái thêm 30 → 35 % so với độ dài ban đầu trước khi dây bị đứt). Nhưng dây dừa yếu hơn dây gai, độ chắc của nó chỉ bằng ¼ độ chắc của dây gai, thường được dùng trên các tàu nhỏ ở cảng, làm dây buộc tàu, dây lai dắt như buộc của tàu kéo, tàu hoa tiêu, sà lan . . . 2 . Dây tổng hợp : Dây tổng hợp được chế từ sợi polyme, cách tết dây tổng hợp cũng như dây thực vật. Những sợi polyme rất nhỏ, tết theo chiều phải thành rãnh rồi tết những rãnh này từ phải sang trái thành tao, 3 tao tết lại theo chiều phải thành dây. Goi là dây chiều phải. Tro ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Thủy nghiệp Thủy nghiệp Điều khiển tàu biển Dây vỏ bọc hai lớp Phương pháp xác định cỡ dây Nút dẹt có khóa Nút thủy thủ trưởngGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 503 6 0
-
Giáo trình Colreg 72 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
176 trang 393 2 0 -
97 trang 353 0 0
-
56 trang 218 1 0
-
97 trang 133 0 0
-
82 trang 111 0 0
-
52 trang 78 0 0
-
31 trang 76 0 0
-
163 trang 75 0 0
-
52 trang 58 0 0