Danh mục

Giáo trình thủy sinh đại cương - Đại học An Giang - part 7

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.44 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sinh sản: Trong tự nhiên cá cá sinh sản từ tháng 5-6. Nuôi ao có thể cho đẻ nhân tạo sớm từ tháng 3 và đẻ nhiều lần trong năm. Cá cái 3 tuổi, cá đực 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục.2. Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình thủy sinh đại cương - Đại học An Giang - part 7 Sinh sản: Trong tự nhiên cá cá sinh sản từ tháng 5-6. Nuôi ao có thể cho • đẻ nhân tạo sớm từ tháng 3 và đẻ nhiều lần trong năm. Cá cái 3 tuổi, cá đực 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục.2. Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) Phân bố: Tôm càng xanh phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Hiện • nay có hơn 100 loài, trong đó có 3 loài lớn nhất và có giá trị kinh tế nhất là M. americanum phân bố các lưu vực phía tây châu Mỹ, M. carcinus gặp các ở các vùng tiếp giáp Đại Tây Dương và M. rosenbergii hiện diện khắp vùng Nam và Đông Nam Á châu, Bắc châu Đại Dương và các quần đảo phía tây Thái Bình Dương. Tôm sống ở nước ngọt và nước lợ. Phạm vi phân bố tự nhiên phụ thuộc vào độ mặn và độ phèn. Ở Việt nam, tôm sống tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long. Trên thế giới tôm tập trung ở khu hệ Ấn Độ Dương, Tây nam Thái Bình Dương. Hiện nay tại đồng bằng sông Cửu Long, tôm càng xanh được nuôi phổ biến trong ruộng lúa, ao, mương vườn. Khả năng thích ứng: Khả năng chịu đựng nhiệt độ của tôm từ 26 -31oC. • Nhiệt độ dưới 14oC hoặc trên 35oC thường gây nguy hại cho tôm. Tôm trưởng thành có khả năng sống ở độ mặn 5-28%o. Ấu trùng sống ở độ mặn 8-18%o. pH thích hợp cho tôm từ 7-8.5. Hàm lượng Oxy hòa tan thích hợp phải lớn hơn 3mg/l, nếu thấp hơn tôm sẽ yếu dần và chết. Dinh dưỡng: ở giai đoạn ấu trùng tôm ăn liên tục. Thức ăn chủ yếu là giáp • xác nhỏ, đặc biệt là Artemia. Ngoài ra tôm còn ăn các loại thức ăn khác như cá, tép, trứng, bột đậu nành ... Đến giai đoạn hậu ấu trùng và tôm lớn, tôm thường ăn thức ăn có nguồn gốc động vật, giáp xác, ấu trùng côn trùng, các loài thực vật ... Tôm có thể ăn lẫn nhau khi trong môi trường thiếu thức ăn và tôm lột xác dễ bị tôm khỏe mạnh ăn thịt. Tôm có tập tính ăn về đêm. Sinh trưởng : Tôm càng xanh sống trong môi trường nước ngọt trong các • sông, ao, hồ ... đến mùa sinh sản tôm bơi xuôi dòng nước ra ngoài cửa sông để đẻ. Ấu trùng sống trong nước lợ sau đó bơi ngược dòng nước vào các thủy vực nước ngọt. Từ lúc trứng mới nở đến giai đoạn hậu ấu trùng tôm trãi qua 12 lần lột xác và sau mỗi lần lột xác tôm có sự thay đổi cả về hình dạng và kích thước. Sau đó, tôm lột xác để tăng trưởng. Chu kỳ lột xác của tôm nhỏ ngắn hơn tôm lớn.Chu kỳ sống của tôm càng xanh Sinh sản: Tôm càng xanh có thể thành thục và bắt đầu sinh sản sau 6-8 • tháng nuôi kể từ giai đoạn hậu ấu trùng. Trong tự nhiên tôm dễ thành thục và phải di chuyển ra vùng cửa sông để đẻ và nở thành ấu trùng trong điều kiện môi trường phù hợp. Ấu trùng sẽ chết sau vài ngày nếu sống trong môi trường nước ngọt.Tôm giao vĩ quanh năm, nhưng tập trung vào hai mùa chính từ tháng 2- 4 và từtháng 8-11 dl. Sự giao vỹ xảy ra khi con cái vừa lột xác (con đực không lột xác),trứng đẻ ra và thụ tinh sau vài giờ. Tôm cái mang trứng ở bụng nhờ một màngbọc và nở thành ấu trùng sau 18-23 ngày. Nhịp sinh sản của tôm khá nhanh,bình quân 23 ngày/lần, đôi khi một tháng 2 lần. Tôm càng xanh đẻ trứng rấtnhiều và tùy thuộc vào mùa và kích thước của tôm bố mẹ. Tôm có thể đẻ80.000 - 100.000 trứng.3. Trai nước ngọt (Sinohyriopsis cumingii (Lea), Cristaria bialata (Lea),Sinanodonta elliptica) Tình hình nuôi trai ngọc : • o Ở các nước trên thế giới: Nghề nuôi trai ngọc đã hình thành và phát triển ở Nhật bản, Trung Quốc từ những năm 1940. Ở Nhật Bản, chỉ riêng tỉnh Shiga đã có 38 cơ sở nuôi trai nước ngọt để cấy ngọc (công ty và hộ gia đình) . Những năm gần đây đã phát triển sang một số nước châu Âu, châu Á, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Bangladet, Myanmar, Indonesia, Malaysia… o Ở Việt Nam: Từ những năm của thập kỷ 1960, Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu, nuôi và thực hiện cấy ngọc ở các vùng đảo Cô Tô, Minh Châu, Thanh Lân, Quan Lan đã thu được kết quả tốt. Trai ngọc nước ngọt cũng được viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy sản I nghiên cứu từ năm 1967 và thu được một số kết quả. Phân bố: Trong các loài trai nước ngọt, ta thường gặp 3 loài có giá trị kinh • tế là trai cánh đen Sinohyriopsis cumingii (Lea), trai cánh xanh Cristaria bialata (Lea) và trai đồng Sinanodonta elliptica. Trong đó hai loài trai cánh đen và cánh xanh được sử dụng làm làm nguyên liệu cấy ngọc. o Trai cánh đen phân bố ở cá sông Cầu, sông Thương, sông Châu Giang, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích Giang. Sông Lam (Nghệ An). Đây là đối tương cấy ngọc tốt. Mùa vụ khai thác từ tháng 4-9. Thịt làm thực phẩm, vỏ làm nguyên liệu kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: