Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 149.50 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết là đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV); các yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè. Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 400 người canh tác chè về hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên Nguyễn Quang Mạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 267 – 272 HÀNH VI DỰ PHÒNG NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT Ở NGƯỜI CANH TÁC CHÈ XÃ LA BẰNG, ĐẠI TỪ, THÁI NGUYÊN Nguyễn Quang Mạnh, Trần Thế Hoàng Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV); các yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè. Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 400 người canh tác chè về hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả: Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức mức độ tốt, khá, trung bình là 9,8%; 24,8% và 65,5%. Thái độ tốt, khá, trung bình là 19,0%; 72,2% và 8,8%. Thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV tốt, khá, trung bình là 27,0%; 32,8% và 40,2%. Rửa bình thuốc sau phun tại sông/suối/ao/hồ 55,0%; vứt bao bì, dụng cụ đựng HCBVTV bừa bãi 32,3%; thu hoạch chè sau phun không đảm bảo thời gian 63,8%; không được nghe truyền thông giáo dục sức khỏe 65,2%; số người dân mong muốn nghe truyền thông 97,2%. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV với: đặc điểm dân tộc; trình độ học vấn; kiến thức; thái độ và truyền thông dự phòng nhiễm HCBVTV. Khuyến nghị:Cần tăng cường tần suất truyền thông giáo dục sức khỏe cho người canh tác chè; cộng đồng cần quy hoạch và xây dựng một nơi xử lý vỏ bao bì đựng HCBVTV tập trung. Từ khóa: Kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng, canh tác chè ĐẶT VẤN ĐỀ* Sử dụng HCBVTV đối với cây chè có tác dụng phòng ngừa sâu bệnh, giúp tăng năng suất, sản lượng nhưng khi lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người canh tác chè và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người canh tác chè khi sử dụng HCBVTV thường có các dấu hiệu nhiễm độc như hoa mắt, chóng mặt và đau đầu (78,4%; 77,9% và 73,1%); người canh tác chè còn bị mắc một số bệnh như bệnh mũi họng (86,9%); bệnh về mắt (84,8%); cơ xương khớp (63,7%); tâm thần kinh (51,1%) và da liễu (40,1%) [0]. Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm HCBVTV, tuy nhiên nguyên nhân chính gây nhiễm HCBVTV là do người canh tác không mang trang bị phòng hộ (89,5%); thuốc dính vào da khi pha chế (75,5%); do bình phun bị rò rỉ (35,0%); phun không đúng kỹ thuật (54,7%); phun với liều lượng cao hơn mức khuyến cáo[0]. Xã La Bằng là một xã miền núi thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên với tổng số dân 3767 người trong đó có 40% là người dân tộc thiểu số. Tổng diện tích của xã là 12,2 km2 với diện tích trồng chè toàn xã là 328ha, phát triển cây chè là thế mạnh kinh tế của xã. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV và mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè xã La Bằng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: người canh tác chè có tham gia một hoặc nhiều hoạt động canh tác chè; thời gian canh tác chè từ 1 năm trở lên và là chủ hộ gia đình. Địa điểm nghiên cứu: xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011 Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu mô tả; thiết kế cắt ngang, kết hợp định tính với định lượng. Cỡ mẫu nghiên cứu: theo công thức: * n = Z12−α / 2 . p.q e2 267 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Quang Mạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ n: cỡ mẫu nghiên cứu, chọn p = 0,54; theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh [0] tỷ lệ người sử dụng găng tay trong quá trình canh tác chè là 54,0%. Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 382, lấy thêm 5% chống sai số, làm tròn 400. Cách chọn mẫu nghiên cứu: xã nghiên cứu: chọn chủ đích xã La Bằng; chọn đối tượng nghiên cứu: sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Các chỉ số nghiên cứu: (i) Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: tuổi; giới; dân tộc; trình độ học vấn và số năm canh tác chè. (ii) Mức độ kiến thức, thái độ; hành vi của người canh tác chè: tốt; khá và trung bình. (iii) Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV và các biến: giới; dân tộc; trình độ học vấn; số năm canh tác chè; kiến thức; thái độ và truyền thông giáo dục sức khỏe. Phân tích và xử lý số liệu: Các câu hỏi đo lường kiến thức, thái độ và hành vi được cho điểm và được phân loại ở 3 mức độ theo phân loại của Bloom [0] như sau: < 60% Trung bình; 60 – 79% Khá; ≥ 80% Tốt. Sau khi thu thập, số liệu được làm sạch ngay tại cộng đồng và các biến số nghiên được tiến hành kiểm định phân phối chuẩn. Số liệu được nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 theo các thuật toán thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nhóm tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu từ 30 – 39 và 40 – 49 chiếm tỷ lệ 26,8% và 26,0%. Tỷ lệ nam và nữ của đối tượng nghiên tương đương nhau (49,8% và 50,2%). Tỷ lệ n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên Nguyễn Quang Mạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 267 – 272 HÀNH VI DỰ PHÒNG NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT Ở NGƯỜI CANH TÁC CHÈ XÃ LA BẰNG, ĐẠI TỪ, THÁI NGUYÊN Nguyễn Quang Mạnh, Trần Thế Hoàng Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV); các yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè. Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 400 người canh tác chè về hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả: Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức mức độ tốt, khá, trung bình là 9,8%; 24,8% và 65,5%. Thái độ tốt, khá, trung bình là 19,0%; 72,2% và 8,8%. Thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV tốt, khá, trung bình là 27,0%; 32,8% và 40,2%. Rửa bình thuốc sau phun tại sông/suối/ao/hồ 55,0%; vứt bao bì, dụng cụ đựng HCBVTV bừa bãi 32,3%; thu hoạch chè sau phun không đảm bảo thời gian 63,8%; không được nghe truyền thông giáo dục sức khỏe 65,2%; số người dân mong muốn nghe truyền thông 97,2%. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV với: đặc điểm dân tộc; trình độ học vấn; kiến thức; thái độ và truyền thông dự phòng nhiễm HCBVTV. Khuyến nghị:Cần tăng cường tần suất truyền thông giáo dục sức khỏe cho người canh tác chè; cộng đồng cần quy hoạch và xây dựng một nơi xử lý vỏ bao bì đựng HCBVTV tập trung. Từ khóa: Kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng, canh tác chè ĐẶT VẤN ĐỀ* Sử dụng HCBVTV đối với cây chè có tác dụng phòng ngừa sâu bệnh, giúp tăng năng suất, sản lượng nhưng khi lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người canh tác chè và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người canh tác chè khi sử dụng HCBVTV thường có các dấu hiệu nhiễm độc như hoa mắt, chóng mặt và đau đầu (78,4%; 77,9% và 73,1%); người canh tác chè còn bị mắc một số bệnh như bệnh mũi họng (86,9%); bệnh về mắt (84,8%); cơ xương khớp (63,7%); tâm thần kinh (51,1%) và da liễu (40,1%) [0]. Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm HCBVTV, tuy nhiên nguyên nhân chính gây nhiễm HCBVTV là do người canh tác không mang trang bị phòng hộ (89,5%); thuốc dính vào da khi pha chế (75,5%); do bình phun bị rò rỉ (35,0%); phun không đúng kỹ thuật (54,7%); phun với liều lượng cao hơn mức khuyến cáo[0]. Xã La Bằng là một xã miền núi thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên với tổng số dân 3767 người trong đó có 40% là người dân tộc thiểu số. Tổng diện tích của xã là 12,2 km2 với diện tích trồng chè toàn xã là 328ha, phát triển cây chè là thế mạnh kinh tế của xã. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV và mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè xã La Bằng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: người canh tác chè có tham gia một hoặc nhiều hoạt động canh tác chè; thời gian canh tác chè từ 1 năm trở lên và là chủ hộ gia đình. Địa điểm nghiên cứu: xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011 Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu mô tả; thiết kế cắt ngang, kết hợp định tính với định lượng. Cỡ mẫu nghiên cứu: theo công thức: * n = Z12−α / 2 . p.q e2 267 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Quang Mạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ n: cỡ mẫu nghiên cứu, chọn p = 0,54; theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh [0] tỷ lệ người sử dụng găng tay trong quá trình canh tác chè là 54,0%. Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 382, lấy thêm 5% chống sai số, làm tròn 400. Cách chọn mẫu nghiên cứu: xã nghiên cứu: chọn chủ đích xã La Bằng; chọn đối tượng nghiên cứu: sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Các chỉ số nghiên cứu: (i) Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: tuổi; giới; dân tộc; trình độ học vấn và số năm canh tác chè. (ii) Mức độ kiến thức, thái độ; hành vi của người canh tác chè: tốt; khá và trung bình. (iii) Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV và các biến: giới; dân tộc; trình độ học vấn; số năm canh tác chè; kiến thức; thái độ và truyền thông giáo dục sức khỏe. Phân tích và xử lý số liệu: Các câu hỏi đo lường kiến thức, thái độ và hành vi được cho điểm và được phân loại ở 3 mức độ theo phân loại của Bloom [0] như sau: < 60% Trung bình; 60 – 79% Khá; ≥ 80% Tốt. Sau khi thu thập, số liệu được làm sạch ngay tại cộng đồng và các biến số nghiên được tiến hành kiểm định phân phối chuẩn. Số liệu được nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 theo các thuật toán thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nhóm tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu từ 30 – 39 và 40 – 49 chiếm tỷ lệ 26,8% và 26,0%. Tỷ lệ nam và nữ của đối tượng nghiên tương đương nhau (49,8% và 50,2%). Tỷ lệ n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hóa chất bảo vệ thực vật Người canh tác chè Phòng nhiễm hóa chất Tỉnh Thái Nguyên Kiến thức phòng nhiễmGợi ý tài liệu liên quan:
-
122 trang 107 0 0
-
Quyết định số 54/2012/QĐ-UBND
5 trang 79 0 0 -
88 trang 50 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên
27 trang 31 0 0 -
Thực trạng quản lý rừng tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
7 trang 30 0 0 -
Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 7
17 trang 28 0 0 -
122 trang 27 0 0
-
Vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
8 trang 26 0 0 -
77 trang 24 0 0
-
18 trang 23 0 0