Danh mục

Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -2

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.54 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận 2 PGS.TS. Huỳnh Vân Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh Về cơ bản có thể cho rằng quan niệm như thế về mối quan hệ giữa hiện tại với di sản quá khứ là không sai. Tuy nhiên nhìn sâu hơn vào sự nhất quán của Jauss trong việc áp dụng lôgic hỏi và đáp vào mối quan hệ giữa hiện tại và quá khứ có liên quan đến một phương diện khác: quan niệm nghệ thuật của ông. Trước tiên là quan niệm về cái mới,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -2 Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận 2 PGS.TS. Huỳnh Vân Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh Về cơ bản có thể cho rằng quan niệm nh ư thế về mối quan hệ giữa hiện tại với di sản quá khứ là không sai. Tuy nhiên nhìn sâu h ơn vào sự nhất quán của Jauss trong việc áp dụng lôgic hỏi và đáp vào mối quan hệ giữa hiện tại và quá khứ có liên quan đến một phương diện khác: quan niệm nghệ thuật của ông. Tr ước tiên là quan niệm về cái mới, cái hiện đại, cái phủ định. Tác phẩm nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó xây dựng đ ược một tầm đón đợi mới dẫn đến một sự thay đổi tầm, tức khi nó đ ưa lại một cái mới, phủ định tác phẩm tr ước nó qua việc nhận ra vấn đề mà tác phẩm trước để lại. Ngay cả nghệ thuật cổ điển vào thời kỳ nó hình thành cũng chưa xuất hiện là “cổ điển” mà chỉ như một “cách nhìn mới”, cái nhìn khác trước và như thế nó “có thể đã tiền tạo những kinh nghiệm mới” (187,188). Nó chỉ trở th ành cổ điển từ cái nhìn của thời sau và do đó đã “che đậy tính phủ định nguy ên thuỷ của nó và chúng ta buộc phải lấy lại “tầm câu hỏi đích thực” chống lại tính chất cổ điển đ ã được chính thức hoá”(187). Mặt khác việc Jauss bác bỏ sự khẳng định của Gadamer về tính chất “nguy ên mẫu” của nghệ thuật cổ điển - một khái niệm được Gadamer tiếp thu từ Hegel - đối với sự trun g giới lịch sử còn do trong quan niệm nghệ thuật này hàm chứa khái niệm mô phỏng (tạm dịch từ Mimesis) đã được Gadamer giải thích l à sự “tái nhận thức” trong cách tr ình bày mang tính ch ất bản thể luận của ông n ày về kinh nghiệm nghệ thuật khi khẳng định: “điều mà người ta thực sự trải nghiệm và nhắm tới ở một tác phẩm nghệ thuật (…) l à nó chân thật như thế nào, nghĩa là người ta nhận thức và tái nhận thức cái gì cũng như chính bản thân mình đến mức độ nào”(15) (187). Rõ ràng Jauss không công nh ận khái niệm mô phỏng trong quan niệm nghệ thuật nói chung và nghệ thuật cổ điển nói ri êng vì nó nói đến tính chân thật, sự nhận thức và tái nhận thức, không phù hợp với quan niệm nghệ thuật có tính chất tiền phong và hiện đại chủ nghĩa của ông. Đ ương nhiên phần nào Jauss cũng có lý khi ông cho rằng nó không thích hợp với thời kỳ nghệ thuật trung cổ và càng không phù hợp với thời kỳ hiện đại cũng nh ư cho rằng “tác phẩm nghệ thuật cũng có thể đ ưa lại sự nhận thức không ph ù hợp với sơ đồ Platon khi nó tiên đoán những kinh nghiệm tương lai, khi nó suy tưởng ra những mô hình quan niệm và mô hình ứng xử còn chưa được thử thách hay chứa đựng câu trả lời cho những câu hỏi mới đặt ra” (187). Tất cả những điều này không có gì phải nói nữa. Tuy nhi ên, thực tiễn nghệ thuật thế giới hiện nay cũng không hề chối bỏ quan niệm nghệ thuật theo mô h ình mô phỏng như trong lý thuyết của Jauss vì nó vẫn còn góp phần tạo nên những giá trị nghệ thuật đích thực. Vả chăng hiểu mô phỏng nh ư thế nào vẫn còn là một vấn đề. Nhìn chung lại quan niệm lịch sử tiếp nhận ở Jauss vừa bao h àm việc phê phán chống lại quan điểm thực thể, chống lại chủ nghĩa khách quan lịch sử vừa tạo điều kiện để ông cắt nghĩa sự giải thích khác nhau về một tác phẩm văn học như là sự cập nhật hoá phụ thuộc vào người đọc và hoàn cảnh bên ngoài đối với tiềm năng nghĩa được cài đặt trong tác phẩm. Đồng thời nó cũng tạo c ơ sở giúp ông đưa ra luận điểm về việc “tái lập lại tầm đón đợi” nh ư là một phương thức viết lịch sử văn học. Việc tái lập lại tầm đón đợi l à do tác phẩm văn học nhất là tác phẩm thuộc quá khứ xa x ưa luôn có một lịch sử tiếp nhận lâu d ài hay nhiều vấn đề liên quan đến tác giả và tác phẩm không thể tìm thấy được. Khi ấy để nhận ra câu hỏi mà văn bản đã trả lời, để có thể hiểu đ ược tác phẩm “từ ý đồ và thời đại của nó”, người ta phải dùng phương pháp “phân tích lịch sử tiếp nhận” như chính ông đã vận dụng trong Iphigenie của Racine và của Goethe nhằm “giải thích xem có những sự cắt nghĩa n ào đã chồng chất lên cái nghĩa lịch sử ban đầu của Iphigenie của Goethe” cũng n hư “chỉ ra là liệu trong sự tiếp nhận cho đến giờ có khả năng nghĩa n ào chưa được khai thác hết hay đ ã bị dìm đi”, bị che lấp đi(16). Có tìm lại được hay dựng lại được “tầm hỏi và trả lời”, “tầm đón đợi” của tác phẩm mới có thể chỉ ra đ ược “sự thay đổi tầm”, “tính phủ định của tác phẩm”. Điều đó cho phép xác định đ ược giá trị thẩm mỹ và đồng thời giá trị lịch sử của tác phẩm theo Jauss. Trên cơ sở khẳng định nguyên lý lịch sử tác động của Gadamer cho rằng “yếu tố sáng tạo tồn tại trong sự hiểu”, “hiểu không phải chỉ là hành động tái tạo mà còn là hành động sáng tạo”(17), tức không chỉ là sự tiếp nhận của nh à phê bình mà còn là sự tiếp nhận của nhà văn, Jauss tiếp tục đẩy tới lập luận của ông khi khẳng định “chức năng sáng tạo của sự hiểu li ên tục (…) tất yếu bao gồm cả sự phê phán truyền thống và sự lãng quên”. Và chức năng sáng tạo của sự hiểu đó được Ja ...

Tài liệu được xem nhiều: