Danh mục

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia AEC: Phân tích qua mô hình SWOT

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 305.20 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại (NHTM) khi tham gia AEC.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia AEC: Phân tích qua mô hình SWOT TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM KHI THAM GIA AEC: PHÂN TÍCH QUA MÔ HÌNH SWOT Ngô Việt Hƣơng1 TÓM TẮT Theo kế hoạch, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được hình thành vào cuối năm 2015. Khi tham gia AEC, hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ có điều kiện để tiếp thu những tiến bộ về khoa học công nghệ ngân hàng cũng như những kinh nghiệm quản lý của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam phải tích cực đổi mới cách thức quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng lộ trình hội nhập phù hợp, thích ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngoài. Để tăng tính chủ động trong quá trình hội nhập, ngành ngân hàng cần nhận diện đầy đủ những thách thức cũng như những lợi thế, xây dựng chiến lược phát triển phù hợp trong thời gian tới. Bài viết này phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại (NHTM) khi tham gia AEC. Từ khóa: AEC, Ngân hàng thương mại, Việt Nam, cơ hội, thách thức 1. GIỚI THIỆU Thời gian gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về thực trạng hoạt động ngân hàng Việt Nam trƣớc khi tham gia AEC. Những nghiên cứu có thể kể đến nhƣ bài viết của Vũ Duy Vĩnh (2014), Nguyễn Quốc Trƣờng và Nguyễn Thế Cƣờng (2014), Nguyễn Đình Hoàn và Nguyễn Trọng Kiên (2014) hay Đào Thị Nhung (2014) đã đƣa ra những giải pháp nhằm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong bài viết “Giải pháp đẩy nhanh xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng” và Nguyễn Minh Ngọc (2014) đã đề cập đến phạm vi hoạt động của các ngân hàng cũng nhƣ những thách thức, rào cản cần phải dỡ bỏ khi ngân hàng Việt Nam gia nhập AEC trong bài viết “Hội nhập trong ngành ngân hàng Việt Nam với cộng đồng kinh tế ASEAN”. Các nghiên cứu nói trên đã phần nào phân tích, đánh giá những tác động khi AEC đƣợc thành lập tới khả năng, triển vọng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nƣớc ta nói chung. Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá cụ thể những cơ hội, thách thức của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi tham gia AEC dựa trên việc phân tích những điểm yếu, điểm mạnh chƣa đƣợc đề cập đến. Chính vì vậy, bài viết này 1 TS. Giảng viên khoa KT-QTKD, Trường Đại học Hồng Đức 80 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 tiếp tục cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn về những lợi thế, hạn chế, đồng thời cũng chỉ ra cơ hội và thách thức đối với hệ thống NHTM Việt Nam khi tham gia AEC thông qua mô hình SWOT. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống kê để phân tích, so sánh, xử lý số liệu thu thập đƣợc theo mô hình SWOT nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hệ thống NHTM Việt Nam khi tham gia AEC. SWOT là mô hình ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (viết tắt là SWOT). Mỗi phần tƣơng ứng với những điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Oppotunities) và nguy cơ (Threats). 3. NỘI DUNG 3.1. Những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống NHTM Việt Nam 3.1.1. Điểm mạnh Thứ nhất, các NHTM Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng gia tăng mạng lƣới hoạt động. Hệ thống NHTM Việt Nam có mạng lƣới chi nhánh rộng khắp tại các tỉnh thành trong cả nƣớc, đây là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng tăng cƣờng khả năng huy động vốn và mở rộng tín dụng tại các khu vực tiềm năng. Vì vậy, hệ thống NHTM Việt Nam có một lƣợng lớn khách hàng truyền thống và rất am hiểu về khách hàng cũng nhƣ các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam. Khách hàng chủ yếu của các NHTM Việt Nam là các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty. Do đó, các NHTM trong nƣớc vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay. Số liệu tổng hợp cho thấy, đến thời điểm đầu quý 3 năm 2015, hệ thống các NHTM Việt Nam (tính cả Agribank) có hơn 9.200 chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp cả nƣớc. Trong đó, riêng lƣợng chi nhánh, phòng giao dịch của Vietinbank và Agribank chiếm trên 1/3 tổng số chi nhánh, phòng giao dịch của hệ thống. (Bảng 1) Thứ hai, quy mô vốn của các NHTM đã đƣợc tăng lên đáng kể. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, các ngân hàng phải có vốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ VND và đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND. Đến nay, đã có nhiều ngân hàng đạt mức trên 3.000 tỷ đồng. Tăng nhanh vốn điều lệ không chỉ tăng uy tín của ngân hàng với khách hàng mà còn là cơ s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: