Danh mục

Hệ thống thủy nông cơ sở - Một thành tựu lớn đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân của đảng và nhà nước ta

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 244.64 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vài nét về quá trình xây dựng hệ thống thủy nông, cải tạo đồng ruộng, hệ thống thủy nông nông nghiệp, nông thôn và người nông dân,... là những nội dung chính trong bài viết "Hệ thống thủy nông cơ sở - Một thành tựu lớn đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân của đảng và nhà nước ta". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống thủy nông cơ sở - Một thành tựu lớn đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân của đảng và nhà nước ta 84 Xã hội học số 2(54), 1996 Hệ thống thủy nông cơ sở - Một thành tựu lớn đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân, của đảng và Nhà nước ta. (Qua tư liệu làng Đàn Xá, xã An Bình, Nam Thanh, Hải Hưng) MAI VĂN HAI Trong đường lối phát triển nông nghiệp và nông thôn của Đảng ta có một vấn đề luôn được đặc biệt coi trọng: đó là thủy lợi. Hơn 40 năm qua, kế từ ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủy nông ở nông thôn dường như chưa khi nào ngừng nghỉ, kể cả thời gian chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Đến nay, hệ thống thủy nông cơ sở, về cơ bản, không chỉ đáp ứng việc sản xuất nông nghiệp, cải thiện môi trường nông thôn, mà còn góp phần giải phóng và bảo đảm đời sống cho người nông dân. Có thể coi đây như là một mũi đột phá, mở đầu cho công cuộc hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta. Dựa vào những tư liệu điều tra xã hội học ở làng Đào Xá, xã An Bình, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng, bài viết mong muốn làm sáng tỏ nhận định trên. I) Vài nét về quá trình xây dựng hệ thống thủy nông, cải tạo đồng ruộng. Ngay từ khi hòa bình được lập lại, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai công tác thủy lợi ở Nam Sách (tên huyện cũ), song song với công trình đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải, từ 1958, một con sông trung thủy nông được đào từ Quán Quýt (xã Quốc Tuấn) xuống đồng làng An Đoài (xã An Bình), qua Đa Đinh, Đào Xá đến Tri Điền (xã Cộng Hòa). Đến 1961, một con sông trung thủy nông khác lại được khởi nguồn từ xã Thanh Quang, đi qua làng An Đông về đồng làng Da Đinh, rồi chạy thẳng xuống khu vực trạm bơm Lý Van được xây dựng sau này. Nhờ có 2 con sông nhân tạo này, hệ thống tưới tiêu ờ Đào Xá, An Bình đã được cải tạo bước đầu, đưa diện tích cấy chiêm từ 10-20% lên 40-50% tổng diện tích. Song, phải từ giữa 1963 trở đi, công cuộc làm thủy lợi, cải tạo đồng ruộng một cách đồng bộ của Đào Xá cũng như các làng xã trong vùng mới thực sự bắt đầu. Nhận rõ đặc điểm là một vùng có cốt đất thấp, sông ngòi bao quanh, sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào thủy triều và nước lũ, hai huyện Nam Sách và Thanh Hà (tên huyện cũ) đã xác định đắp đê là khâu quan trọng hàng đầu của công tác thủy lợi. Từ 1963, trên cơ sở hệ thống đê bao quanh hai huyện đã được hình thành từ trước, qua mỗi năm người ta lại cho tôn cao, bồi rộng và trồng tre bao quanh chân đê để ngăn nước lũ. Đến nay, hệ thống đê đã chống được mực nước lũ 7,21m (mức nước đo ở Phả Lại), về cơ bản, bảo vệ được mùa màng, tài sản, bảo đảm được sinh hoạt bình thường của nhân dân. Cũng từ 1963, một kế hoạch làm thuỷ lợi ở nội đồng đã được triền khai căn cứ vào đặc điểm địa hình, hai huyện Nam Sách - Thanh Hà được chia thành 10 phân khu tiêu úng, trong đó Nam Sách 4 phân khu, Thanh Hà 6 phân khu, làng Đào Xá và xã An Bình nằm Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Mai Văn Hai 85 trong phân khu Ngọc Trì (gồm các xã Hợp Tiến, Quốc Tuấn, An Lâm, Phú Điền, Cộng Hòa và An Bình). Trong mỗi phân khu đều có các trạm bơm được bố trí dọc đê và có cửa xả nước ra sông khi hoạt động. Đây là những trạm bơm có quy mô lớn với nhà trạm kiên cố, với máy bơm điện có công suất lớn, thường là 4.000 m3/giờ. Chẳng hạn, trạm bơm Ngọc Trì tiêu cho cả khu Ngọc Trì được xây dựng năm 1975 có 2 máy với tổng công suất là 88.000 m3/giờ. Trên cơ sở phân vùng tiêu, các khu vực tưới cũng được hình thành. Ở mỗi khu vực này đều có các trạm bơm lấy nước nguồn từ các cống qua đê hoặc từ các kênh tiêu chính, tưới cho diện tích trồng trọt tương đối lớn. Đồng ruộng của Đào Xá và An Bình được tưới nhờ trạm bơm Lý Văn (xây dựng năm 1964), có 5 máy trục xiên với công xuất mỗi máy 1 800 m3/giờ và 2 máy trục ngang với công suất mỗi máy 1.000 m3/giờ. Song song với hệ thống thủy nông cấp huyện, các hợp tác xã cũng lần lượt xây dựng hệ thống thủy nông cơ sở của mình. Tháng 8-1963, tại Đào Xá và An Bình, một phong trào làm thủy nông ở cơ sở được phát động. Theo quy hoạch, toàn bộ đồng ruộng của xã được chia thành các vùng, dựa trên độ cao thấp của từng khu vực. Mỗi vùng lại được chia thành các lô, mỗi lô có diện tích từ 3-7 ha vuông vức, bằng phẳng. Ở mỗi vùng đều có hệ thống mương máng tương đối hoàn chỉnh. Ngoài sông trung thủy nông, mạng lưới thủy nông ở đây có các loại mương sau: - Mương cấp 1 (kênh hoặc máng) là mương chính dẫn nước được bơm từ trạm bơm Lý Văn về. - Mương cấp 2 (mương phụ): Nối với mương chính; từ mương này nước dẫn cho mương cấp 3. - Mương cấp 3 (hay mương xương cá): lấy nước từ các mương cấp 2 rồi chia thành 6 con mương chạy dọc các lô ruộng. - Mương chân rết: Dẫn nước đến các thửa ...

Tài liệu được xem nhiều: