Danh mục

HELICOBACTER PYLORI Ở TRẺ EM Ngày nay vai trò của nhiễm H. pylori gây bệnh viêm loét

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.80 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

HELICOBACTER PYLORI Ở TRẺ EM Ngày nay vai trò của nhiễm H. pylori gây bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng (DD-TT) cũng như ung thư dạ dày đã từng bước được khẳng định. Ở trẻ em, cũng không phải là ngoại lệ. Những năm gần đây, chúng tôi gặp không ít các trường hợp trẻ em đến khám với các triệu chứng của viêm dạ dày với chẩn đoán H. pylori dương tính, và chỉ khỏi bệnh sau khi điều trị tiệt trừ H. pylori thành công. Trong phần này chúng tôi muốn trình bày về mối liên quan giữa nhiễm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HELICOBACTER PYLORI Ở TRẺ EM Ngày nay vai trò của nhiễm H. pylori gây bệnh viêm loét HELICOBACTER PYLORI Ở TRẺ EM Ngày nay vai trò của nhiễm H. pylori gây bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng (DD-TT) cũng như ung thư dạ dày đã từng bước được khẳng định. Ở trẻ em, cũng không phải là ngoại lệ. Những năm gần đây, chúng tôi gặp không ít các trường hợp trẻ em đến khám với các triệu chứng của viêm dạ dày với chẩn đoán H. pylori dương tính, và chỉ khỏi bệnh sau khi điều trị tiệt trừ H. pylori thành công. Trong phần này chúng tôi muốn trình bày về mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với bệnh viêm loét DD-TT ở trẻ em trên các phương diện chẩn đoán và điều trị. TỶ LỆ NHIỄM H. PYLORI Ở TRẺ EM Ở nước ngoài Ở Libya, tỷ lệ nhiễm H. pylori không triệu chứng ở trẻ em từ 1 – 9 tuổi là 50% so với 84% ở trẻ lớn và trẻ độ tuổi thanh thiếu niên từ 10 – 19 tuổi. Những trẻ 3 tuổi gốc người Ấn độ sống ở Nam Mỹ có huyết thanh dương tính trong 80% trường hợp, tỷ lệ này tương tự ở trẻ em Kazakhstan(13). Trong khi đó tại Hàn quốc, tỷ lệ nhiễm H. pylori tương đối thấp, tỷ lệ nhiễm ở trẻ em từ 6 – 8 tuổi năm 1993 là 12,4% so với 1,3 – 1,6% năm 2002. Tỷ lệ giảm này là nhờ sự cải thiện điều kiện vệ sinh c ùng với sự phát triển kinh tế – xã hội tại Hàn quốc(12). Đường lây truyền gần như chắc chắn là do tiếp xúc với chất nôn ra từ “dạ dày – miệng” hoặc là đường truyền “phân – miệng” ở những trẻ nhiễm H.pylori. Ở các nước phương Tây, đường lây truyền cho trẻ em xảy ra trong gia đình khi cha hoặc mẹ hoặc cả hai bị nhiễm hơn là việc tiếp xúc với những người bị nhiễm trong cộng đồng(13). Chen và cs(1), nghiên cứu dịch tễ học tại Quảng Đông, Trung Quốc các năm 1993 và 2003 về tuổi nhiễm H. pylori bằng chẩn đoán huyết thanh cho thấy có liên quan với điều kiện kinh tế – xã hội ở bảng 1. Bảng 1: Nhóm tuổi và tỷ lệ nhiễm H. pylori năm 1993 và 2003 2 Năm Năm 1993 2003 Nhóm Giá Số Số tuổi trị (p) người và tỷ lệ người và tỷ lệ nhiễm H. nhiễm H. pylori (%) pylori (%) >1– 49/159 35/180 0, 5 tuổi (30,8) (19,4) 017 5 – 10 33/85 24/105 0,025 tuổi (38,8) (22,9) 10 – 63/130 68/185 0,048 20 tuổi (48,5) (36,8) 20 – 88/135 135/253 0,031 30 tuổi (65,2) (11,8) 30 – 74/102 107/196 0,003 40 tuổi (72,6 %) (54,6 %) 40 – 83/109 129/204 0.022 50 tuổi (76,2) (63,2) Trên 75/110 194/348 0,026 50 tuổi (68,2) (55,8) 465/830 692/1471 Cộng 0,000 (56,0) (47,1) So sánh tỷ lệ chung nhiễm H. pylori từ 56% năm 1993 giảm xuống còn 47,1% năm 2003 (p < 0,000), trong đó tỷ lệ nhiễm H. pylori năm 2003 ở trẻ từ 1 – 5 tuổi là 19,4%, tỷ lệ này tăng khoảng 1% sau mỗi một tuổi/năm và đạt khoảng 55% ở tuổi trên 50. Tác giả kết luận tỷ lệ nhiễm H. pylori ở người dân Quảng Đông, Trung Quốc giảm xuống có ý nghĩa sau 10 năm là do đóng góp của việc cải thiện điều kiện về kinh tế – xã hội. Một nghiên cứu khác tại Nhật của Fujimoto và cs(3) tiến hành trên trẻ em dưới 6 tuổi ở một trường học tại thành phố Ishigaki, giai đoạn 1993 – 2002 . Tỷ lệ chung nhiễm H. pylori ở trẻ em bằng chẩn đoán huyết thanh năm 1993 là 9,6% (38/395) so với 10,3% (26/253) năm 2002. Trong khi đó tỷ lệ nhiễm H. pylori ở người lớn từ 68,4% năm 1993 giảm xuống còn 52,5% năm 2002 (p = 0,0002). Tác giả kết luận trong thời gian một thập niên từ 1993 – 2002, nhờ vào sự cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, tỷ lệ chung nhiễm H. pylori giảm trong dân số tại Nhật, nhưng ở trẻ em tỷ lệ này không thay đổi là do nguyên nhân lây truyền từ mẹ sang con. Nijevitch và cs(7), trên 90 trẻ em gồm 56 nữ và 34 nam, tuổi trung bình là 12,7 (từ 9 - 15) qua nội soi DD-TT, nhiễm H. pylori được chẩn đoán bằng mô bệnh học có tỷ lệ dương tính là 81% (73/90). ...

Tài liệu được xem nhiều: