Hiện trạng đường di cư qua đập ở hồ chứa phước hòa và khả năng thích ứng cho tôm càng xanh (Macrobrachium Rosenbergii)
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 5.06 MB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nhằm đưa ra các đánh giá về hiện trạng và khả năng thích ứng của ĐDCQĐ ở PH cho TCX (M. rosenbergii) cũng như khả năng đi qua ĐDCQĐ dựa trên đặc điểm sinh học của TCX, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐDCQĐ ở PH khi xác định TCX là đối tượng mục tiêu của ĐDCQĐ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng đường di cư qua đập ở hồ chứa phước hòa và khả năng thích ứng cho tôm càng xanh (Macrobrachium Rosenbergii) TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 HIỆN TRẠNG ĐƯỜNG DI CƯ QUA ĐẬP Ở HỒ CHỨA PHƯỚC HÒA VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CHO TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) CURRENT STATE OF FISH-PASSAGE IN PHUOC HOA RESERVOIR AND ADAPTION POSSIBILITY FOR FRESHWATER GIANT PRAWN (Macrobrachium rosenbergii) Vũ Văn Hiếu1, Vũ Cẩm Lương2, Nguyễn Nghĩa Hùng1, Trần Hồng Thủy2, Di Tiến Học2, Nguyễn Tuyết Kiều Diễm2 1 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam 2 Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Đường di cư qua đập (ĐDCQĐ) ở hồ chứa Phước Hòa (PH) được xây dựng năm 2011 trên địa bàn xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương nhằm giảm thiểu các tác động của đập PH đối với các loài thủy sản di cư, trong đó có tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tuy nhiên, kết quả hai đợt khảo sát trong mùa mưa (tháng 7/2017) và mùa khô (tháng 3/2018) cho thấy tình trạng xói lở, lắng đọng bùn cát và rác thải xuất hiện tại một số vị trí trên ĐDCQĐ; việc quản lý ĐDCQĐ còn nhiều chồng chéo, chưa có cơ quan hay bộ phận quản lý trực tiếp; người dân vẫn thường xuyên đi vào khu vực ĐDCQĐ để đánh bắt cá; và ĐDCQĐ chỉ hoạt động chủ yếu trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm), trong khi các tháng còn lại trong năm thì hầu như không có nước để hoạt động. Thêm vào đó, ĐDCQĐ nằm cách xa đập Phước Hòa, vận tốc nước tại nhiều điểm trên ĐDCQĐ còn lớn cũng như độ sâu và nền đáy của ĐDCQĐ chưa phù hợp có thể là các nguyên nhân khiến TCX chưa có sử dụng ĐDCQĐ ở PH trong thời gian qua. Trong khi, tôm càng xanh (TCX) là một trong các loài thủy đặc sản đặc trưng và có giá trị kinh tế cao ở lưu vực sông Đồng Nai và đang chịu tác động mạnh của các đập nước xây ở vùng cửa sông. Thêm vào đó, qua nghiên cứu tổng quan cho thấy, TCX có động lực di cư mang tính bản năng; tập tính di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản phù hợp với việc di chuyển qua ĐDCQĐ nếu được thiết kế phù hợp. Do đó, bài viết này nhằm đưa ra các đánh giá về hiện trạng và khả năng thích ứng của ĐDCQĐ ở PH cho TCX (M. rosenbergii) cũng như khả năng đi qua ĐDCQĐ dựa trên đặc điểm sinh học của TCX, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐDCQĐ ở PH khi xác định TCX là đối tượng mục tiêu của ĐDCQĐ. Từ khóa: Đường di cư qua đập, Phước Hòa, tác động của đập, tôm càng xanh. ABSTRACTS The fish-passage in Phuoc Hoa Reservoir was constructed in 2011 at An Thai commune, Phu Giao district, Binh Duong province to minimize the impact of the dam on aquatic species migration, including the giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii). However, the survey results in the rainy season (July 2017) and the dry VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 183 TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 season (March 2018) showed that there are many problems related to the fish-passage such as the appearance of erosion, sedimentation and rubbish in several locations on the fish-passge, overlapping management of the fish-passage, without management from any direct agencies or organizations, usually-carry-out-fishing-activities-in-the- fish-passage fishermen, main operation of fish-passage in the rainy season (from May to November) and lack of water for fish-passage operation in the dry seasons (from December to April) . In addition, what the fish-passage is located far from Phuoc Hoa Dam and has strong water velocity in several sites; the depth and bottom of the fish- passage is not suitable for the giant freshwater prawn are the reasons why the prawn has not used the fish-passage last time. While M. rosenbergii is one of the most special and valuable aquatic species in the Dong Nai river basin and is strongly impacted by dams in estuary. Moreover, the literature review proved that the instinctive migratory motivation and the movement, nutrition and reproduction behavior of M. rosenbergii are suitable for passing fish-passage if properly designed. Thereby, this article aims to provide an assessment of the state of the fish-passage in Phuoc Hoa as well as adaptability for the giant freshwater prawn (M. rosenbergii) and the fishway-passing ability of the prawn based on the biological characteristics of M. rosenbergii in order to provide solutions for improving the effectiveness of the fish-passage in Phuoc Hoa and identifying M. rosenbergii as the main target for the design and construction of fish-passage. Keywords: Fish-passage, Phuoc Hoa, the impact of dam, the giant freshwater prawn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu về ĐDCQĐ đã được thực hiện nhiều trên thế giới, tuy nhiên đây là vấn đề mới ở Việt Nam cả ở khía cạnh lý thuyết và thực tiễn. ĐDCQĐ đầu tiên và duy nhất của Việt Nam ở đập thủy lợi Phước Hòa sau gần 7 năm đưa vào sử dụng hiện vẫn chưa có các nghiên cứu đánh giá hiệu quả và hiện trạng. Mặt khác, ĐDCQĐ ở Phước Hòa thuộc lưu vực sông Bé (một phụ lưu của hệ thống sông Đồng Nai) nơi có số lượng các thủy sản di cư có tiềm năng di chuyển qua ĐDCQĐ rất đa dạng như tôm càng xanh (M. rosenbergii), cá chình hoa (Anguilla marmorata), cá linh (Henicorhynchus siamensis), cá dảnh (Puntioplites proctozysron), cá lăng (Mystus nemurus), cá chốt sọc (Mystus mysticetus) (Vũ Vi An và Nguyễn Nguyễn Du, 2011)… Trong đó, TCX được xem là loài cần được ưu tiên theo dõi, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng đường di cư qua đập ở hồ chứa phước hòa và khả năng thích ứng cho tôm càng xanh (Macrobrachium Rosenbergii) TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 HIỆN TRẠNG ĐƯỜNG DI CƯ QUA ĐẬP Ở HỒ CHỨA PHƯỚC HÒA VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CHO TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) CURRENT STATE OF FISH-PASSAGE IN PHUOC HOA RESERVOIR AND ADAPTION POSSIBILITY FOR FRESHWATER GIANT PRAWN (Macrobrachium rosenbergii) Vũ Văn Hiếu1, Vũ Cẩm Lương2, Nguyễn Nghĩa Hùng1, Trần Hồng Thủy2, Di Tiến Học2, Nguyễn Tuyết Kiều Diễm2 1 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam 2 Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Đường di cư qua đập (ĐDCQĐ) ở hồ chứa Phước Hòa (PH) được xây dựng năm 2011 trên địa bàn xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương nhằm giảm thiểu các tác động của đập PH đối với các loài thủy sản di cư, trong đó có tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tuy nhiên, kết quả hai đợt khảo sát trong mùa mưa (tháng 7/2017) và mùa khô (tháng 3/2018) cho thấy tình trạng xói lở, lắng đọng bùn cát và rác thải xuất hiện tại một số vị trí trên ĐDCQĐ; việc quản lý ĐDCQĐ còn nhiều chồng chéo, chưa có cơ quan hay bộ phận quản lý trực tiếp; người dân vẫn thường xuyên đi vào khu vực ĐDCQĐ để đánh bắt cá; và ĐDCQĐ chỉ hoạt động chủ yếu trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm), trong khi các tháng còn lại trong năm thì hầu như không có nước để hoạt động. Thêm vào đó, ĐDCQĐ nằm cách xa đập Phước Hòa, vận tốc nước tại nhiều điểm trên ĐDCQĐ còn lớn cũng như độ sâu và nền đáy của ĐDCQĐ chưa phù hợp có thể là các nguyên nhân khiến TCX chưa có sử dụng ĐDCQĐ ở PH trong thời gian qua. Trong khi, tôm càng xanh (TCX) là một trong các loài thủy đặc sản đặc trưng và có giá trị kinh tế cao ở lưu vực sông Đồng Nai và đang chịu tác động mạnh của các đập nước xây ở vùng cửa sông. Thêm vào đó, qua nghiên cứu tổng quan cho thấy, TCX có động lực di cư mang tính bản năng; tập tính di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản phù hợp với việc di chuyển qua ĐDCQĐ nếu được thiết kế phù hợp. Do đó, bài viết này nhằm đưa ra các đánh giá về hiện trạng và khả năng thích ứng của ĐDCQĐ ở PH cho TCX (M. rosenbergii) cũng như khả năng đi qua ĐDCQĐ dựa trên đặc điểm sinh học của TCX, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐDCQĐ ở PH khi xác định TCX là đối tượng mục tiêu của ĐDCQĐ. Từ khóa: Đường di cư qua đập, Phước Hòa, tác động của đập, tôm càng xanh. ABSTRACTS The fish-passage in Phuoc Hoa Reservoir was constructed in 2011 at An Thai commune, Phu Giao district, Binh Duong province to minimize the impact of the dam on aquatic species migration, including the giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii). However, the survey results in the rainy season (July 2017) and the dry VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 183 TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 season (March 2018) showed that there are many problems related to the fish-passage such as the appearance of erosion, sedimentation and rubbish in several locations on the fish-passge, overlapping management of the fish-passage, without management from any direct agencies or organizations, usually-carry-out-fishing-activities-in-the- fish-passage fishermen, main operation of fish-passage in the rainy season (from May to November) and lack of water for fish-passage operation in the dry seasons (from December to April) . In addition, what the fish-passage is located far from Phuoc Hoa Dam and has strong water velocity in several sites; the depth and bottom of the fish- passage is not suitable for the giant freshwater prawn are the reasons why the prawn has not used the fish-passage last time. While M. rosenbergii is one of the most special and valuable aquatic species in the Dong Nai river basin and is strongly impacted by dams in estuary. Moreover, the literature review proved that the instinctive migratory motivation and the movement, nutrition and reproduction behavior of M. rosenbergii are suitable for passing fish-passage if properly designed. Thereby, this article aims to provide an assessment of the state of the fish-passage in Phuoc Hoa as well as adaptability for the giant freshwater prawn (M. rosenbergii) and the fishway-passing ability of the prawn based on the biological characteristics of M. rosenbergii in order to provide solutions for improving the effectiveness of the fish-passage in Phuoc Hoa and identifying M. rosenbergii as the main target for the design and construction of fish-passage. Keywords: Fish-passage, Phuoc Hoa, the impact of dam, the giant freshwater prawn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu về ĐDCQĐ đã được thực hiện nhiều trên thế giới, tuy nhiên đây là vấn đề mới ở Việt Nam cả ở khía cạnh lý thuyết và thực tiễn. ĐDCQĐ đầu tiên và duy nhất của Việt Nam ở đập thủy lợi Phước Hòa sau gần 7 năm đưa vào sử dụng hiện vẫn chưa có các nghiên cứu đánh giá hiệu quả và hiện trạng. Mặt khác, ĐDCQĐ ở Phước Hòa thuộc lưu vực sông Bé (một phụ lưu của hệ thống sông Đồng Nai) nơi có số lượng các thủy sản di cư có tiềm năng di chuyển qua ĐDCQĐ rất đa dạng như tôm càng xanh (M. rosenbergii), cá chình hoa (Anguilla marmorata), cá linh (Henicorhynchus siamensis), cá dảnh (Puntioplites proctozysron), cá lăng (Mystus nemurus), cá chốt sọc (Mystus mysticetus) (Vũ Vi An và Nguyễn Nguyễn Du, 2011)… Trong đó, TCX được xem là loài cần được ưu tiên theo dõi, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đặc điểm sinh học của TCX Hiệu quả hoạt động của ĐDCQĐ Đối tượng mục tiêu của ĐDCQĐ Tác động của đập Tôm càng xanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 08/2016
136 trang 20 0 0 -
Ương giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo công nghệ biofloc ở các mật độ khác nhau
7 trang 18 0 0 -
Đặc điểm sinh học tôm càng xanh
8 trang 17 0 0 -
Sản xuất tôm càng xanh toàn đực
4 trang 17 0 0 -
Tôm - Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
140 trang 17 0 0 -
2 trang 16 0 0
-
Vụ tôm mới - '4 bước' để bắt đầu
5 trang 16 0 0 -
Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm
12 trang 16 0 0 -
7 trang 15 0 0
-
Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 01/2013
161 trang 15 0 0