Danh mục

Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) Trong ruộng lúa theo hướng bền vững tại huyện Thạnh Phú – tỉnh Bến Tre

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 460.28 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giải pháp phát triển nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa theo hướng bền vững tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre: Nên chọn diện tích nuôi trung bình 0,5 ha và cải tạo đúng quy trình trước khi thả giống. Mùa vụ thả giống từ tháng 4 đến tháng 6, tôm giống được ương trước khi thả nuôi và mật độ thả 03 con/m2 . Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn chế biến, thức ăn tươi sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) Trong ruộng lúa theo hướng bền vững tại huyện Thạnh Phú – tỉnh Bến Tre Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) TRONG RUỘNG LÚA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ - TỈNH BẾN TRE CURRENT STATUS AND DEVELOPMENT VOCATIONAL SOLUTIONS GIANT FRESHWATER PRAWN (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) FARMING IN RICE FIELDS TOWARDS SUSTAINABLE IN THANH PHU DISTRIC - BEN TRE PROVINCE Nguyễn Văn Tạo1, Nguyễn Đình Mão2 Ngày nhận bài: 04/11/2013; Ngày phản biện thông qua: 13/12/2013; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014 TÓM TẮT Trong thời gian 7 tháng thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý thủy sản và từ 120 hộ nuôi tôm càng xanh ruộng lúa tại 03 xã của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre nhằm đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm càng xanh ruộng lúa. Kết quả cho thấy: diện tích nuôi tôm càng xanh ruộng lúa dao động từ 0,2 - 3,0 ha. Đa số hộ nuôi thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như diệt tạp và bơm bùn trong quá trình cải tạo ruộng nuôi. Mùa vụ thả giống tập trung từ tháng 4 đến tháng 6. Mật độ thả giống 2,3 ± 1,2 con/m2. Liều lượng, thành phần và thời điểm sử dụng của từng loại thức ăn trong quá trình nuôi rất khác nhau giữa các các nông hộ. Tỷ lệ sống của tôm sau 06 tháng nuôi tương đối thấp 22,6 ± 14,0%, kích cỡ thu hoạch từ 33,5 ± 5,0 g/con, sản lượng bình quân đạt 0,14 ± 0,19 tấn/hộ/năm. Giải pháp phát triển nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa theo hướng bền vững tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre: Nên chọn diện tích nuôi trung bình 0,5 ha và cải tạo đúng quy trình trước khi thả giống. Mùa vụ thả giống từ tháng 4 đến tháng 6, tôm giống được ương trước khi thả nuôi và mật độ thả 03 con/m2. Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn chế biến, thức ăn tươi sống. Từ khóa: tôm càng xanh, ruộng lúa, kỹ thuật ABSTRACT During 7 months of gathering information from the fisheries management agencies and 120 giant freshwater prawn farmers in the rice fields of the 03 communes in Thanh Phu district, Ben Tre province to assess the situation and develop sustainable solutions giant freshwater prawn farming in rice fields. The results show: The size area was between 0.2 - 3.0 ha. Most farmers fully implemented the technical measures such as removal of impurities and pumping mud improvement during rice farming. Stocking seasons focus from April to June. Stocking density of 2.3 ± 1,2 pieces/m2. Dosage, composition and timing of use of each type of food during feeding are very different between the farmers. The survival rate after 06 months of shrimp farming is relatively low 22.6 ± 14.0%, harvest size from 33.5 ± 5.0 g/shirmp, the average yield was 0.14 ± 0,19 tons/farmer/year. Rice fields of sustainable development solutions should be selected farms average area of farm 0.5 ha and correct improvement process before stocking. Stocking season was from April to June, shrimp were reared stocking and the stocking density of 03 shrimp/m2. Feeding was the food industry, processed foods and fresh foods. Keywords: giant freshwater prawn, rice field, technical 1 2 Nguyễn Văn Tạo: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang PGS. TS. Nguyễn Đình Mão: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 166 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu - Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thống kê, tổng kết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Phú; Ủy ban nhân dân các xã: Mỹ An, An Thuận, An Điền thuộc huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Số liệu thu thập bao gồm: diện tích nuôi, năng suất, sản lượng tôm nuôi, hình thức nuôi... - Nguồn số liệu sơ cấp: Số liệu thu được thông qua quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp người dân nuôi tôm tại các xã nêu trên bằng bộ câu hỏi đã chuẩn bị trước. Số mẫu được điều tra ngẫu nhiên là 120 mẫu (40 mẫu/xã). 3.2. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Microsoft Excel xử lý số liệu theo pháp pháp thống kê mô tả để tính các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. Các chỉ số thống kê được dùng để mô tả các thông số kỹ thuật các đặt trưng kinh tế xã hội của hộ nuôi… và dựa vào các chỉ số này để rút ra nhận xét sau khi đã tiến hành phân tích so sánh. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghề nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa trên địa bàn huyện Thạnh Phú - tỉnh Bến Tre đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây lợi nhuận từ mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa mang lại không ổn định và có chiều hướng giảm do chất lượng giống kém, tôm nuôi chậm lớn, kích cỡ thu hoạch không đồng đều, môi trường nuôi ngày càng suy giảm. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, việc xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa theo hướng bền vững, cải thiện điều kiện thu nhập cho người dân trong vùng là vấn đề thật sự cần thiết và có ý nghĩa xã hội sâu rộng. Vì vậy, nghiên cứu “Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) trong ruộng lúa theo hướng bền vững tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre” là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra mô hình nuôi phù hợp góp phần phát triển nghề nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre theo hướng bền vững. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu Tôm càng xanh nuôi thương phẩm trong ruộng lúa. Thời gian thực hiện từ tháng 01 đến tháng 7 năm 2010 tại xã Mỹ An, An Thuận và An Điền huyện Thạnh Phú - tỉnh Bến Tre. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm càng xanh ruộng lúa 1.1. Đặc điểm ruộng nuôi Hầu hết các ao nuôi tôm càng xanh ruộng lúa đều có hình chữ nhật (chi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: